Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường CPTPP trong 7 tháng đầu năm 2024
Thống kê từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong tháng 7/2024 đạt 915,95 triệu USD, tăng 8,96% so với tháng 6/2024 và tăng 17,77% so với tháng 7/2023. Tính chung trong 7 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 5,33 tỷ USD, tăng 2,34% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính riêng kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang các thị trường thành viên Hiệp định CPTPP trong tháng 7/2024 tăng 11,68% so với tháng 6/2024 và tăng 15,17% so với tháng 7/2023, đạt 228,87 triệu USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu ngành hàng sang các thị trường này trong 7 tháng đầu năm 2024 lên 1,37 tỷ USD, tăng 3,92% so với cùng kỳ năm trước. Có thể thấy, xuất khẩu thuỷ sản sang các nước đối tác thành viên CPTPP đã tăng khá kể từ sau khi Hiệp định chính thức có hiệu lực. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu sang khối thị trường này 7 tháng đầu năm 2024 đã tăng 17,1% so với mức 1,17 tỷ USD của 7 tháng đầu năm 2018 (thời điểm trước khi Hiệp định có hiệu lực).
- Xem chi tiết tại đây;
Thanh Hằng (VITIC) tổng hợp
-
Trong tháng 7/2024, hoạt động xuất nhập khẩu khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp trên cả nước tiếp tục khởi sắc với kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu đều ghi nhận tốc độ tăng trưởng khả quan. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong tháng 7/2024 đạt 70,12 tỷ USD, tăng 9,4% so với tháng trước.
-
Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ được tổ chức vào ngày 6/9/2024 tại thành phố Cần Thơ theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng.
-
Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) vừa ban hành thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm sợi dài làm từ polyester có xuất xứ từ Cộng hoà Ấn Độ, Cộng hoà In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a và Cộng hoà nhân dân Trung Hoa.
-
7 tháng đầu năm 2024, kinh tế Việt Nam chịu nhiều tác động từ cả bên trong và bên ngoài. Xung đột Nga - Ukraine và mới đây là Israel - Hamas tiếp tục leo thang, có dấu hiệu lan rộng ra các quốc gia lân cận. Cuộc chiến chống lạm phát của các nước trên thế giới vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất định. Nhu cầu thế giới đã có tín hiệu phục hồi, tuy nhiên vẫn tồn tại những yếu tố khó khăn.