VITIC
Xuất nhập khẩu

Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường CPTPP trong 5 tháng đầu năm 2024

08/07/2024 15:06

Thống kê từ số liệu hải quan, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tháng 5/2024 đạt 827,89 triệu USD, tăng 6,69% so với tháng 4/2024 và tăng 2,28% so với tháng 5/2023. Tổng kim ngạch xuất khẩu ngành hàng 5 tháng đầu năm 2024 đạt gần 3,55 tỷ USD, tăng 4,91% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang các thị trường thành viên Hiệp định CPTPP tháng 5/2024 tăng 4,58% so với tháng 4/2024, giảm nhẹ 1,08% so với tháng 5/2023, đạt 352,48 triệu USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu ngành hàng sang các thị trường này trong 5 tháng đầu năm nay lên xấp xỉ 928,57 triệu USD, tăng 1,67% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, các nền kinh tế như Canada, Australia … có những tín hiệu lạc quan, thúc đẩy tiêu dùng, tạo cơ hội tốt cho tăng tiêu dùng thủy sản ở các thị trường thành viên CPTPP.

Bảng 1: Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang các thị trường thành viên CPTPP tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2024

 

T5/2024 (triệu USD)

So T4/2024 (%)

So T5/2023 (%)

5T/2024 (triệu USD)

So 5T/2023 (%)

Tổng KNXK mặt hàng của VN

827,89

6,69

2,28

3.545,13

4,91

KNXK mặt hàng sang các thị trường CPTPP

207,21

4,58

-1,08

928,57

1,67

Tỷ trọng (%)

25,03

 

 

26,19

 

 

Nguồn: Thống kê sơ bộ từ số liệu hải quan
Trong cơ cấu các thị trường xuất khẩu thủy sản thuộc khối thành viên hiệp định CPTPP của Việt Nam, Nhật Bản vẫn là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất. Tuy nhiên, xuất khẩu thuỷ sản sang Nhật Bản có xu hướng giảm nhẹ.

Kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng thuỷ sản của Việt Nam sang Nhật Bản tháng 5/2024 đạt 129,23 triệu USD, tuy tăng 8,03% so với tháng 4/2024 nhưng giảm 5,53% so với tháng 5/2023. Tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang Nhật Bản trong 5 tháng đầu năm 2024 giảm 1,71% so với cùng kỳ 5 tháng đầu năm 2023, đạt 570,38 triệu USD.

Đồng Yên Nhật mất giá 12% so với đồng USD và là đồng tiền mất giá nhiều nhất trong các ngoại tệ mạnh là một yếu tố khiến nhập khẩu của nước này giảm. Ngoài ra, những bất lợi do Trung Quốc cấm nhập khẩu thủy sản Nhật Bản cũng góp phần khiến cho nhập khẩu của Nhật Bản chững lại.

Một số thị trường khác trong khối các thành viên CPTPP cũng có xu hướng giảm tương tự. Cụ thể, trong tháng 5/2023, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang Malaysia cũng giảm 24% so với tháng 5/2023 (đạt 8,94 triệu USD), sang Singapore giảm 0,26% (đạt 8,08 triệu USD), sang Chile giảm 35,77% (đạt 1,78 triệu US),

Tính trong 5 tháng đầu năm 2024, tổng trị giá xuất khẩu thuỷ sản sang Malaysia giảm 17,77% so với cùng kỳ năm ngoái (đạt 42,44 triệu USD), sang Singapore giảm 5,48% (đạt 35,35 triệu USD), sang Chile giảm 6,72% (đạt 9,52 triệu USD), sang Peru giảm 47,25% (đạt 2,71 triệu USD) và sang Brunây giảm 4,85% (đạt 0,7 triệu USD).

Bảng 2: Xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang các nước thành viên CPTPP tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2024

Thị trường

T5/2024 (triệu USD)

So T4/2024 (%)

So T5/2023 (%)

5T/2024 (triệu USD)

So 5T/2023 (%)

Tỷ trọng trong cơ cấu các XK thị trường thành viên CPTPP 5T/2024 (%)

Nhật Bản

129,23

8,03

-5,53

570,38

-1,71

61,42

Australia

26,08

0,39

8,58

125,72

7,72

13,54

Canada

22,26

-1,98

25,80

95,33

41,45

10,27

Malaysia

8,94

6,15

-24,00

42,40

-17,77

4,57

Mexico

8,10

-14,02

37,67

38,39

3,40

4,13

Singapore

8,08

12,52

-0,26

35,35

-5,48

3,81

Chile

1,78

-24,78

-35,77

9,52

-6,72

1,03

New Zealand

1,91

-6,49

-6,99

8,07

19,94

0,87

Pê Ru

0,66

129,30

93,73

2,71

-47,25

0,29

Brunây

0,17

66,19

179,59

0,70

-4,85

0,08

 

Nguồn: Thống kê sơ bộ từ số liệu hải quan

Đối với thị trường Australia, thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ ba của Việt Nam trong khối các thành viên CPTPP, có xu hướng tăng khá. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang thị trường này tháng 5/2024 đạt 26,08 triệu USD, tăng nhẹ 0,39% so với tháng 4/2024 và tăng 8,58% so với tháng 5/2023. Tổng trị giá xuất khẩu thủy sản sang Australia 5 tháng đầu năm 2024 tăng 7,72% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 125,72 triệu USD, chiếm 8,17% kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang các thị trường thành viên CPTPP trong kỳ, và chiếm 3,55% tỷ trọng về kim ngạch trong cơ cấu các thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam.

Hiện, Việt Nam đang giữ vị trí số 1 trên thị trường Australia với tỷ trọng gần 30%. Có được kết quả này phần lớn là nhờ các hiệp định FTA với Australia gồm AANZFTA, CPTPP và RCEP, đặc biệt là hiệp định CPTPP với ưu đãi lớn, các sản phẩm thủy sản như tôm, cá tra, hải sản của Việt Nam nhập khẩu vào Australia đều được hưởng mức thuế 0%.

Chi tiết xem tại đây;


 

Thanh Hằng (VITIC) tổng hợp

Tin cũ hơn
  • Cơ hội cho cá tra Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mercosur
    Xuất khẩu cá tra sang thị trường Mercosur, đặc biệt là tại Brazil, đang có những bước tiến vượt bậc nhờ việc đẩy mạnh đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) Việt Nam - Mercosur, mở ra triển vọng ngành cá tra Việt Nam sẽ tiếp tục "lội ngược dòng" và chinh phục thị trường Mỹ Latinh đầy tiềm năng.
  • Hoạt động thương mại giữa Việt Nam với thị trường Malaysia trong tháng 6/2024
    Quý 1/ 2024, kinh tế Malaysia tăng trưởng 4,2% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn so với ước tính 3,9% và tăng tốc rõ rệt từ mức tăng 2,9% trong quý 3/2023, chủ yếu nhờ đóng góp tích cực từ hầu hết các lĩnh vực, dẫn đầu là ngành xây dựng (11,9% so với mức tăng 3,6% trong quý 4/2023), tiếp theo là khai thác mỏ và khai thác đá (5,7% so với 3,5% trong quý 4/2023), và dịch vụ (4,7% so với 4,1%).
  • Đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng dược liệu của Việt Nam
    Theo thống kê từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), trong 5 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu 33.528 tấn quế với tổng kim ngạch đạt hơn 96 triệu USD, giảm nhẹ 1,1% về lượng và giảm 4,4% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
  • Hoạt động thương mại giữa Việt Nam với thị trường Anh trong tháng 6/2024
    Nửa cuối năm 2023, nền kinh tế Vương quốc Anh rơi vào tình trạng suy thoái, mức tăng trưởng được ghi nhận là 0,1% - mức tăng yếu nhất kể từ năm 2009. Các tháng đầu năm 2024, nền kinh tế có dấu hiệu hồi phục đáng kể, quý đầu tiên của năm tăng trưởng với những dữ liệu tốt hơn kỳ vọng của thị trường, giúp đất nước thoát khỏi tình hình suy thoái của các tháng trước đó
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 4.068.392