Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 7 và 7 tháng năm 2024
1. Đánh giá chung
Tháng 7/2024, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 70,12 tỷ USD, tăng 9,4%, tương ứng tăng 6 tỷ USD so với tháng trước. Trong đó, trị giá xuất khẩu là 36,24 tỷ USD, tăng 7,7%, tương ứng tăng 2,58 tỷ USD và trị giá nhập khẩu là 33,88 tỷ USD, tăng 11,2%, tương ứng tăng 3,42 tỷ USD so với tháng trước.
Lũy kế trong 7 tháng/2024, tổng trị giá xuất nhập khẩu cả nước đạt 440,45 tỷ USD, tăng 17,2%, tương ứng tăng 64,66 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, trị giá xuất khẩu 7 tháng/2024 đạt 227,49 tỷ USD, tăng 16%, tương ứng tăng 31,34 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu 7 tháng/2024 là 212,96 tỷ USD, tăng 18,5%, tương ứng tăng 33,32 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong tháng 7/2024 thặng dư 2,36 tỷ USD. Tính chung 7 tháng/2024 mức thặng dư thương mại hàng hóa là 14,53 tỷ USD, thấp hơn 1,97 tỷ USD so với mức thặng dư 16,5 tỷ USD của cùng kỳ năm trước.
Trong 7 tháng/2024, tổng trị giá xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước đạt 141,86 tỷ USD tăng 20,8% tương ứng tăng 24,47 tỷ USD so với 7 tháng/2023. Trong đó xuất khẩu đạt 64,27 tỷ USD, tăng 20,9% tương ứng tăng 11,1 tỷ USD và nhập khẩu đạt 77,58 tỷ USD, tăng 20,8% tương ứng tăng 13,37 tỷ USD.
Xuất nhập khẩu của khối các doanh nghiệp FDI trong 7 tháng/2024 đạt 298,6 tỷ USD, tăng 15,6% tương ứng tăng tới 40,19 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, xuất khẩu đạt 163,21 tỷ USD, tăng 14,2% tương ứng tăng 20,24 tỷ USD và nhập khẩu đạt 135,38 tỷ USD, tăng 17,3% tương ứng tăng 19,95 tỷ USD.
- Hoa Kỳ: trị giá xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ trong 7 tháng/2024 đạt 66,40 tỷ USD, tăng tới 25%, tương ứng tăng 13,29 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước, chiếm 29% trong tổng trị giá xuất khẩu của cả nước.
Trong 7 tháng/2024, các nhóm hàng chính xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ gồm máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 13,19 tỷ USD, tăng 50,8% (tương ứng tăng 4,45 tỷ USD); máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng đạt 11,15 tỷ USD, tăng 19,9% (tương ứng tăng 1,85 tỷ USD); hàng dệt may đạt 8,93 tỷ USD, tăng 5,5% (tương ứng tăng 468 triệu USD); điện thoại các loại và linh kiện đạt 6,49 tỷ USD, tăng 31,9% (tương ứng tăng 1,57 tỷ USD); giày dép các loại đạt 4,72 tỷ USD, tăng 15,2% (tương ứng tăng 622 triệu USD) so với cùng kỳ năm trước.
- EU(27 nước): trong 7 tháng/2024, xuất khẩu sang EU (27 nước) đạt 29,52 tỷ USD, tăng 16,8%, tương ứng tăng 4,25 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
- Trung Quốc: trong 7 tháng/2024, trị giá xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 32,39 tỷ USD, tăng 5,8%, tương ứng tăng 1,77 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
- ASEAN: xuất khẩu sang thị trường ASEAN trong 7 tháng/2024 là 21,02 tỷ USD, tăng 13%, tương ứng tăng 2,42 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
- Hàn Quốc: xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc trong 7 tháng/2024 là 14,47 tỷ USD, tăng 9,8%, tương ứng tăng 1,29 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
Trong 7 tháng/2024, xuất khẩu sang thị trường Hồng Kông và thị trường các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất tăng mạnh. Cụ thể, xuất khẩu sang thị trường Hồng Kông trong 7 tháng/2024 đạt 6,98 tỷ USD, tăng 40,6%, tương ứng tăng 2,01 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước; xuất khẩu sang các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất đạt 3,37 tỷ USD, tăng 51,2%, tương ứng tăng 1,14 tỷ USD.
Thị trường nhập khẩu: trong 7 tháng/2024, có 5 thị trường/khu vực thị trường nhập khẩu tăng trên 1 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Trung Quốc là thị trường có mức trị giá tăng mạnh nhất với 20,96 tỷ USD; tiếp theo là Hàn Quốc tăng 3,36 tỷ USD; ASEAN tăng 3,08 tỷ USD; Đài Loan tăng 1,98 tỷ USD và Cô Oét tăng 1,06 tỷ USD.
- Trung Quốc: trong 7 tháng/2024, tổng trị giá nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc đạt 79,62 tỷ USD, tăng mạnh 35,7%, tương ứng tăng 20,96 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước, chiếm 37% trong tổng trị giá nhập khẩu của cả nước.
Trong đó, nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện từ Trung Quốc đạt 19,38 tỷ USD, tăng 62,7% (tương ứng tăng 7,47 tỷ USD); máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng đạt 15,74 tỷ USD, tăng 29,2% (tương ứng tăng 3,56 tỷ USD); nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may da giày đạt 8,81 tỷ USD, tăng 23,7% (tương ứng tăng 1,69 tỷ USD); điện thoại các loại và linh kiện tăng 4,62 tỷ USD, tăng 31% (tương ứng tăng 1,09 tỷ USD); sắt thép các loại đạt 4,15 tỷ USD, tăng 52,4% (tương ứng tăng 1,43 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước. Tính chung trị giá nhập khẩu của 5 nhóm hàng này đạt 52,71 tỷ USD, chiếm 66% tổng trị giá nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc.
- Hàn Quốc: trị giá nhập khẩu từ Hàn Quốc trong 7 tháng/2024 đạt 31,87 tỷ USD, tăng 11,8%, tương ứng tăng 3,36 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
- ASEAN: trị giá nhập khẩu từ ASEAN trong 7 tháng/2024 đạt 26,5 tỷ USD, tăng 13,1%, tương ứng tăng 3,08 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh đó, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 7 tháng/2024 từ nhiều thị trường chủ lực khác đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, nhập khẩu từ Nhật Bản với 12,52 tỷ USD, tăng 5,5% (tương ứng tăng 651 triệu USD); từ thị trường Đài Loan với 12,37 tỷ USD, tăng 19% (tương ứng tăng 1,98 tỷ USD); EU (27 nước) với 9,31 tỷ USD, tăng 10,2% (tương ứng tăng 861 triệu USD); Hoa Kỳ với 8,46 tỷ USD, tăng 5% (tương ứng tăng 402 triệu USD) và Cô oét với 4,59 tỷ USD, tăng 29,8% (tương ứng tăng 1,05 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.
2. Xuất khẩu hàng hóa
Tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong tháng 7/2024 đạt 36,24 tỷ USD, tăng 7,7% so với tháng trước.
Quy mô hàng hóa xuất khẩu của nước ta trong tháng 7/2024 đã tăng tới 2,58 tỷ USD so với tháng trước. Trong đó, tăng mạnh ở các nhóm hàng như: điện thoại các loại và linh kiện tăng 703 triệu USD; hàng dệt may tăng 557 triệu USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác tăng 516 triệu USD; phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 231 triệu USD; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 134 triệu USD; gạo tăng 128 triệu USD. Bên cạnh đó, xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 659 triệu USD; hàng rau quả giảm 118 triệu USD; chất dẻo nguyên liệu giảm 34 triệu USD.
Tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa trong 7 tháng/2024 đạt 227,49 tỷ USD, tăng 16% (tương ứng tăng 31,34 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, có 7 nhóm hàng tăng trên 1 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Đó là, nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 8,93 tỷ USD; máy móc, thiết bị và phụ tùng tăng 4,76 tỷ USD; điện thoại các loại và linh kiện tăng 3,68 tỷ USD; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 1,69 tỷ USD; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện tăng 1,59 USD; giày dép các loại tăng 1,22 tỷ USD và hàng dệt may tăng 1,2 tỷ USD. Tính chung, tổng trị giá xuất khẩu 7 nhóm hàng này tăng tới 23,07 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
Một số nhóm hàng xuất khẩu chính
Máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện: trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng 7/2024 đạt 5,9 tỷ USD, tăng 18,4% so với tháng trước. Trị giá xuất khẩu nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện trong 7 tháng/2024 đạt 39,59 tỷ USD, chiếm tới 17% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước và tăng 29,1% (tương ứng tăng 8,93 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện trong 7 tháng/2024 chủ yếu sang các thị trường như Hoa Kỳ với 13,19 tỷ USD, tăng 50,8%; Trung Quốc với 6,85 tỷ USD, giảm 9,2%; EU (27 nước) với 5,45 tỷ USD, tăng 59,4%; Hồng Kông với 4,51 tỷ USD, tăng 70,8%; Hàn Quốc với 2,99 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước.
Điện thoại các loại và linh kiện: xuất khẩu nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện trong tháng 7/2024 là 5,45 tỷ USD, tăng 14,8% so với tháng trước. Qua đó nâng mức trị giá xuất khẩu nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện trong 7 tháng/2024 lên 32,58 tỷ USD, chiếm 14% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước và tăng 12,7% (tương ứng tăng 3,68 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện trong 7 tháng/2024 chủ yếu sang các thị trường như Trung Quốc với 7,4 tỷ USD, tăng 1,1%; Hoa Kỳ với 6,49 tỷ USD, tăng 31,9%; EU(27 nước) với 5,06 tỷ USD, tăng 2,2%; Hàn Quốc với 2,18 tỷ USD, tăng 7,2%; các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất với 2,01 tỷ USD, tăng 68,7% so với cùng kỳ năm trước.
Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác: xuất khẩu nhóm hàng máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng trong tháng 7/2024 đạt 4,8 tỷ USD, tăng 12,1% so với tháng trước. Tính chung, trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 7 tháng/2024 đạt 28 tỷ USD, tăng 20,5% (tương ứng tăng 4,76 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng trong 6 tháng/2024 chủ yếu sang các thị trường như Hoa Kỳ với 11,15 tỷ USD, tăng 19,9%; EU(27 nước) với 4,04 tỷ USD, tăng 23,2%; Hàn Quốc với 1,93 tỷ USD, tăng 19,8%; ASEAN với 1,88 tỷ USD, tăng 6,4%; Trung Quốc với 1,86 tỷ USD, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước.
Hàng dệt may: tháng 7/2024, xuất khẩu hàng dệt may đạt 3,72 tỷ USD, tăng 17,6% so với tháng trước. Tính chung trong 7 tháng/2024, trị giá xuất khẩu nhóm hàng này là 20,27 tỷ USD, tăng 6,3% (tương ứng tăng 1,2 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.
Trong 7 tháng/2024, xuất khẩu nhóm hàng dệt may sang Hoa Kỳ đạt 8,93 tỷ USD, tăng 5,5%; EU (27 nước) đạt 2,82 tỷ USD, tăng 3,5%; Nhật Bản đạt 2,3 tỷ USD, tăng 6,2% và Hàn Quốc đạt 1,63 tỷ USD, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước.
Giày dép các loại: trị giá xuất khẩu giày dép các loại trong tháng 7/2024 là 2,12 tỷ USD, tăng 4,3% so với tháng trước. Trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng 7/2024 là 2,12 tỷ USD, tăng 4,3% so với tháng trước. Tính chung trong 7 tháng/2024, xuất khẩu giày dép các loại là 12,86 tỷ USD, tăng 10,5% (tương ứng tăng 1,22 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ là 4,72 tỷ USD, tăng 15,2%; EU (27 nước) là 3,77 tỷ USD, tăng 14,4%; Trung Quốc là 1,1 tỷ USD, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm trước.
Gỗ và sản phẩm gỗ: trị giá xuất khẩu trong tháng 7/2024 đạt tới 1,38 tỷ USD, tăng 10,7% so với tháng trước. Tính chung, trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng 7/2024 đạt tới 1,38 tỷ USD, tăng 10,7% so với tháng trước. Tính chung trong 7 tháng/2024, trị giá xuất khẩu nhóm hàng này đạt 8,89 tỷ USD, tăng mạnh 23,5% (tương ứng tăng 1,69 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.
Trong 7 tháng/2024, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam, với 4,89 tỷ USD, tăng mạnh 26% (tương ứng tăng hơn 1 tỷ USD) và chiếm 55% trong tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước.
Phương tiện vận tải và phụ tùng: trị giá xuất khẩu phương tiện vận tải và phụ tùng trong tháng 7/2024 đạt 1,32 tỷ USD, qua đó nâng tổng trị giá xuất khẩu trong 7 tháng/2024 của nhóm hàng này đạt 8,61 tỷ USD, tăng 4,9% (tương ứng tăng 403 triệu USD) so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ là 1,87 tỷ USD, tăng 19,5%; sang Nhật Bản là 1,68 tỷ USD, tăng 3,9%; sang ASEAN là 1,21 tỷ USD, giảm 3,3%; sang Hàn Quốc là 924 triệu USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm trước.
Máy ảnh máy quay phim và linh kiện: trị giá xuất khẩu máy ảnh máy quay phim và linh kiện trong tháng 7/2024 đạt 639 triệu USD, qua đó nâng tổng trị giá xuất khẩu trong 7 tháng/2024 của nhóm hàng này đạt 4,68 tỷ USD, tăng 51,5% (tương ứng tăng 1,59 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc là 2,74 tỷ USD, tăng 84,5%; sang Hoa Kỳ là 652 triệu USD, tăng 31,8%; EU (27 nước) là 328 triệu USD, tăng 67,1%; Hàn Quốc là 275 triệu USD, giảm 4,5%...so với cùng kỳ năm trước.
Sắt thép các loại: lượng sắt thép xuất khẩu trong tháng 7/2024 là 1,04 triệu tấn, tăng 5% so với tháng trước; trị giá là 775 triệu USD, tăng 5%. Tính chung, lượng sắt thép xuất khẩu 7 tháng/2024 đạt 7,52 triệu tấn, tăng 17,7% và trị giá đạt 5,54 tỷ USD, tăng 11,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu sang EU (27 nước) đạt 2,41 triệu tấn, tăng 12%; ASEAN đạt 1,97 triệu tấn, giảm 2%; Hoa Kỳ đạt 1,12 triệu tấn, tăng 89,2% so với cùng kỳ năm trước.
Hàng thủy sản: Tháng 7/2024, xuất khẩu thủy sản là 916 triệu USD, tăng 9% so với tháng trước. Tính chung trong 7 tháng/2024, xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam là 5,33 tỷ USD, tăng 8% (tương ứng tăng 396 triệu USD) so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu hàng thủy sản trong 7 tháng/2024 sang các thị trường chủ lực như Hoa Kỳ là 964 triệu USD, tăng 12,8%; Nhật Bản là 840 triệu USD, tăng 0,1%; Trung Quốc là 837 triệu USD, tăng 11,6%; EU (27 nước) là 596 triệu USD, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước.
4. Nhập khẩu hàng hóa
Nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong tháng đạt mức cao nhất từ trước đến nay với trị giá đạt 33,88 tỷ USD, tăng 11,2%, tương ứng tăng 3,42 tỷ USD so với tháng trước. So với cùng kỳ năm 2023, nhập khẩu tháng 7/2024 tăng 25,3%, tương ứng tăng 6,85 tỷ USD.
Nhập khẩu tháng 7 tăng cao so với tháng 6, ghi nhận ở một số nhóm hàng sau: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 1,19 tỷ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng tăng 598 triệu USD; dầu thô tăng 173 triệu USD.
Trong 7 tháng/2024, tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 212,96 tỷ USD, tăng 18.5%, tương ứng tăng 33,32 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, tăng mạnh nhất là các nhóm hàng: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 13,52 tỷ USD (tương ứng tăng 29,4%); máy móc ,thiết bị, dụng cụ và phụ tùng tăng 3,81 tỷ USD (tương ứng tăng 16,5%); sắt thép các loại tăng 1,28 tỷ USD (tương ứng tăng 22,9%); điện thoại các loại và linh kiện tăng 1,12 tỷ USD (tương ứng tăng 26,3%).
- Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: Nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện trong tháng 7 đạt 10,08 tỷ USD, tăng 13,4%, tương ứng tăng 1,19 tỷ USD so với tháng trước và là tháng đầu tiên có trị giá nhập khẩu vượt mốc 10 tỷ USD.
Tính chung trong 7 tháng/2024, nhập khẩu nhóm hàng này đạt 59,43 tỷ USD, tăng 29,4% so với cùng kỳ năm trước và chiếm tỷ trọng lớn nhất tới 28% trong tổng trị giá nhập khẩu của cả nước, vượt qua mức nhập khẩu cả năm của nhóm hàng này trong năm 2019. Như vậy, nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đã tăng tới 13,52 tỷ USD so với cực kỳ năm 2023, là mức tăng lớn nhất trong tất cả các nhóm hàng chủ lực.
Trong đó, nhập khẩu từ thị trường Hoa Kỳ đạt 13,38 tỷ USD, tăng 62,7%, tương ứng tăng 7,47 tỷ USD; từ Hàn Quốc với 17,78 tỷ USD, tăng 20,8%, tương ứng tăng 3,06 tỷ USD; từ Đài Loan với 7,34 tỷ USD, tăng 27,7%, tương ứng tăng 1,59 tỷ USD.
- Máy móc, thiết bị,dụng cụ và phụ tùng: Nhập khẩu nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng trong tháng 7 đạt 4,44 tỷ USD, tăng 15,6%, tương ứng tăng 598 triệu USD so với tháng trước. Tính chung trong 7 tháng/2024, nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước đạt mức cao nhất từ trước đến nay với trị giá là 26,85 tỷ USD, tăng 16,5%, tương ứng tăng 3,81 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam chủ yếu nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng từ các thị trường: Trung Quốc đạt 15,74 tỷ USD, tăng 29,2%, tương ứng tăng 3,6 tỷ USD; từ Hàn Quốc đạt 3,17 tỷ USD, xấp xỉ với trị giá nhập khẩu của 7 tháng/2023; từ Nhật Bản đạt 2,21 tỷ USD, giảm 4,4%, tương ứng giảm 102 triệu USD so với cùng kỳ năm trước.
- Nhóm hàng nguyên nhiên liệu: Lượng nhập khẩu nhóm hàng nhiên liệu trong tháng đạt 9,32 triệu tấn với trị giá là 2,40 tỷ USD, tăng 10,8% về lượng và tăng 14% về trị giá so với tháng trước. Trong 7 tháng/2024, cả nước đã nhập khẩu 56,56 triệu tấn nhiên liệu, tăng 28,2% so với cùng kỳ năm trước và đạt trị giá 16,29 tỷ USD, tăng 13,3%, tương ứng tăng 1,91 tỷ USD.
Trong đó, lượng than đá nhập khẩu đạt 40,48 triệu tấn, tăng 36,9%; lượng dầu thô nhập khẩu đạt 8,04 triệu tấn, tăng 15,9%; lượng xăng dầu các loại nhập khẩu đạt 6,19 triệu tấn, tăng 1,1% so với 7 tháng/2023.
Việt Nam chủ yếu nhập khẩu nhóm hàng nhiên liệu từ các thị trường: Inđônêxia đạt 16,42 triệu tấn, tăng 42,5%; Úc đạt 10,87 triệu tấn, giảm 12,7%; Cô oét đạt 7,21 triệu tấn, tăng 23,4% so với cùng kỳ năm trước.
- Nguyên phụ liệu ngành dệt may da giày: Nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành dệt may, da giày (bao gồm bông các loại; vải các loại; xơ sợi dệt các loại và nguyên phụ liệu dệt may da giày) trong tháng 7/2024 đạt 2,23 tỷ USD, tăng 1,3% so với tháng trước, tương ứng tăng 29 triệu USD.
Tính chung trong 7 tháng/2024, tổng trị giá nhập khẩu của nhóm hàng này là 15,67 tỷ USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả này thì nhập khẩu nhóm hàng nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành dệt may da giày trong 7 tháng qua đã tăng 1,98 tỷ USD so với 7 tháng năm trước.
Trong 7 tháng/2024, Trung Quốc là thị trường lớn nhất cung cấp nhóm hàng nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may da giày cho Việt Nam, chiếm tỷ trọng tới gần 56%, với 8,81 tỷ USD, tăng 23,7%, tương ứng tăng 1,69 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
- Hóa chất và sản phẩm hóa chất: Trị giá nhập khẩu hóa chất và sản phẩm hóa chất trong tháng 7 đạt 1,42 tỷ USD, tăng 10,1% so với tháng trước, tương ứng tăng 131 triệu USD. Tính đến hết tháng 7, cả nước nhập khẩu 9,3 tỷ USD hóa chất và sản phẩm hóa chất, tăng 7,2% tương ứng tăng 626 triệu USD so với cùng kỳ năm 2023.
Việt Nam chủ yếu nhập khẩu nhóm hàng này từ các thị trường chính: Trung Quốc đạt 3,78 tỷ USD, tăng 5,8% (tương ứng tăng 206 triệu USD); Hàn Quốc đạt 842 triệu USD, tăng 17,6% (tương ứng tăng 126 triệu USD); Nhật Bản đạt 657 triệu USD, tăng 5% (tương ứng tăng 31 triệu USD) so với cùng kỳ năm trước.
- Chất dẻo nguyên liệu và sản phẩm: Trị giá nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu và sản phẩm trong tháng 7 đạt 1,83 tỷ USD, tăng 12,8% (tương ứng tăng 208 triệu USD) so với tháng trước. Tính đến hết tháng 7/2024, cả nước đã nhập khẩu 11,38 tỷ USD chất dẻo nguyên liệu và sản phẩm, tăng 18,2% (tương ứng tăng 1,76 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam chủ yếu nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu và sản phẩm từ các thị trường chính: Trung Quốc đạt 4,54 tỷ USD, tăng 33,2% (tương ứng tăng 1,31 tỷ USD); Hàn Quốc đạt 2,25 tỷ USD, tăng 19,6% (tương ứng tăng 368 triệu USD) so với 7 tháng/2023.
Sắt thép các loại và sản phẩm: Sắt thép các loại và sản phẩm nhập khẩu về Việt Nam trong tháng 7/2024 đạt 1,51 tỷ USD, tăng 1,5% so với tháng trước, tương ứng tăng 22 triệu USD so với tháng trước. Tính chung trong 7 tháng/2024, trị giá nhập khẩu sắt thép các loại và sản phẩm của cả nước đạt 10,52 tỷ USD, tăng 23,5%, tương ứng tăng gần 2 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2023.
Sắt thép các loại và sản phẩm nhập khẩu về nước ta có xuất xứ chủ yếu từ 5 thị trường chính là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Inđônêxia. Trong đó, nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm tỷ trọng cao nhất (63%) với trị giá là 6,67 tỷ USD, tăng 1,68 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2023 và tăng 1,31 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, tính riêng trị giá sắt thép các loại nhập khẩu từ thị trường này là 4,15 tỷ USD, gấp đôi so với mức nhập khẩu của cùng kỳ năm 2023.
Ô tô nguyên chiếc: Trong tháng 7/2024, lượng ô tô nhập khẩu đạt hơn 17.233 chiếc, tăng 8,5% so với tháng trước, tương ứng tăng 1.343 chiếc.
Tính chung trong 7 tháng/2024, Việt Nam nhập khẩu 91.637 chiếc ô tô nguyên chiếc các loại, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm trước và cao thứ hai so với cùng kỳ từ trước đến nay (chỉ xếp sau lượng nhập khẩu được ghi nhận vào 7 tháng/2019). Tuy nhiên, trị giá nhập khẩu ô tô nguyên chiếc tính đến hết tháng 7 lại chỉ tăng chưa đến 1% so với 7 tháng/2023.
Trong đó, lượng ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống nhập về Việt Nam đạt 74.601 chiếc, chiếm 80% tổng lượng ô tô nguyên chiếc các loại nhập về Việt Nam và tăng 17,2%, tương ứng tăng 10.972 chiếc so với cùng kỳ năm 2023.
Ô tô nguyên chiếc các loại nhập về Việt Nam trong 7 tháng/2024 chủ yếu có xuất xứ từ Inđônêxia và Thái Lan, chiếm 79% tổng lượng nhập khẩu của cả nước. Trong đó, nhập khẩu từ Inđônêxia là 38.040 chiếc, tăng 29%, tương ứng tăng 8.543 chiếc và từ Thái Lan với 32.717 chiếc, giảm 9,3%, tương ứng giảm 3.370 chiếc so với cùng kỳ năm 2023.
Dự kiến Bài Phân tích Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong tháng 8 và 8 tháng năm 2024 sẽ được phổ biến từ ngày 16/9/2024.
TỔNG QUAN SỐ LIỆU THỐNG KÊ HẢI QUAN
VỀ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ THÁNG 7 VÀ 7 THÁNG 2024
Stt |
Chỉ tiêu |
Số sơ bộ |
|
(A) |
(B) |
(C) |
|
I |
Xuất khẩu hàng hoá (XK) |
|
|
1 |
I.1 |
Trị giá xuất khẩu hàng hoá tháng 7/2024 (Triệu USD) |
36.236 |
2 |
I.2 |
Tốc độ tăng/giảm trị giá xuất khẩu của tháng 7/2024 so với tháng 6/2024 (%) |
7,7 |
3 |
I.3 |
Tốc độ tăng/giảm trị giá xuất khẩu của tháng 7/2024 so với tháng 7/2023 (%) |
20,2 |
4 |
I.4 |
Trị giá xuất khẩu 7 tháng/2024 (Triệu USD) |
227.487 |
5 |
I.5 |
Tốc độ tăng/giảm trị giá xuất khẩu 7 tháng/2024 so với cùng kỳ năm trước (%) |
16,0 |
II |
Nhập khẩu hàng hoá (NK) |
|
|
6 |
II.1 |
Trị giá nhập khẩu hàng hoá tháng 7/2024 (Triệu USD) |
33.880 |
7 |
II.2 |
Tốc độ tăng/giảm trị giá nhập khẩu của tháng 7/2024 so với tháng 6/2024 (%) |
11,2 |
8 |
II.3 |
Tốc độ tăng/giảm trị giá nhập khẩu của tháng 7/2024 so với tháng 7/2023 (%) |
25,0 |
9 |
II.4 |
Trị giá nhập khẩu 7 tháng/2024 (Triệu USD) |
212.965 |
10 |
II.5 |
Tốc độ tăng/giảm trị giá nhập khẩu 7 tháng/2024 so với cùng kỳ năm trước (%) |
18,5 |
III |
Tổng kim ngạch XNK hàng hoá (XK+NK) |
|
|
11 |
III.1 |
Trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá tháng 7/2024 (Triệu USD) |
70.116 |
12 |
III.2 |
Tốc độ tăng/giảm trị giá xuất nhập khẩu của tháng 7/2024 so với tháng 6/2024 (%) |
9,4 |
13 |
III.3 |
Tốc độ tăng/giảm trị giá xuất nhập khẩu của tháng 7/2024 so với tháng 7/2023 (%) |
22,5 |
14 |
III.4 |
Trị giá xuất nhập khẩu 7 tháng/2024 (Triệu USD) |
440.452 |
15 |
III.5 |
Tốc độ tăng/giảm trị giá xuất nhập khẩu 7 tháng/2024 so với cùng kỳ năm trước (%) |
17,2 |
IV |
Cán cân Thương mại hàng hoá (XK-NK) |
||
16 |
IV.1 |
Cán cân thương mại tháng 7/2024 (Triệu USD) |
2.356 |
17 |
IV.2 |
Cán cân thương mại 7 tháng/2024 (Triệu USD) |
14.522 |
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Link nguồn
-
Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 865/QĐ-TTg ngày 17/8/2024 phê duyệt Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh tại đường chuyên dụng vận chuyển hàng hoá khu vực mốc 1119 - 1120 và đường chuyên dụng vận chuyển hàng hoá khu vực mốc 1088/2 - 1089 thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam) - Hữu Nghị Quan (Trung Quốc).
-
Ngày 14/8/2024, Tổng cục Hải quan Nigeria đã thông báo về việc thực hiện mức thuế nhập khẩu 0% và miễn thuế giá trị gia tăng (VAT) cho một số mặt hàng lương thực nhập khẩu vào Nigeria. Danh mục các mặt hàng áp dụng mức thuế nhập khẩu 0% gồm: gạo lứt, lúa miến, kê, ngô, lúa mì, đậu.
-
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), trong tháng 7/2024, sản lượng ớt xuất khẩu của cả nước đạt 697 tấn, kim ngạch đạt 1,6 triệu USD.
-
Trong những năm gần đây, quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và Brazil đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ và đầy tiềm năng. Việt Nam, với nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng đã trở thành một trong những đối tác quan trọng của Brazil tại khu vực Đông Nam Á. Mối quan hệ thương mại giữa hai quốc gia không chỉ giới hạn ở việc trao đổi hàng hóa, mà còn mở rộng ra các lĩnh vực đầu tư, hợp tác kỹ thuật.