Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 5 và 5 tháng năm 2023
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước trong tháng 5/2023 đạt 54,08 tỷ USD, tăng 1,9% tương ứng tăng hơn 1 tỷ USD so với tháng trước. Trong đó, trị giá xuất khẩu là 28,04 tỷ USD, tăng nhẹ 0,6% (tương ứng tăng 176 triệu USD) và trị giá nhập khẩu là 26,04 tỷ USD, tăng 3,3% (tương ứng tăng 827 triệu USD).
Lũy kế 5 tháng/2023, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt 260,79 tỷ USD, giảm 15,3% tương ứng giảm 47,17 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, trị giá xuất khẩu đạt 135,22 tỷ USD, giảm 12,3% (tương ứng giảm 18,88 tỷ USD) và trị giá nhập khẩu đạt 125,57 tỷ USD, giảm 18,4% (tương ứng giảm 28,29 tỷ USD).
Trong tháng 5/2023, cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu hơn 2 tỷ USD. Tính trong 5 tháng năm 2023, cán cân thương mại hàng hóa của cả nước xuất siêu 9,65 tỷ USD.
Tổng cục Hải quan ghi nhận tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong tháng là 36,58 tỷ USD, tăng nhẹ 0,8% so với tháng trước, đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 5 tháng năm 2023 lên 180,59 tỷ USD, giảm 15,1% (tương ứng giảm 32,03 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, xuất khẩu hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong tháng này là 19,79 tỷ USD, giảm 1,2% so với tháng trước, qua đó nâng trị giá xuất khẩu hàng hóa trong 5 tháng năm 2023 của doanh nghiệp FDI lên 98,91 tỷ USD, giảm 12,2% (tương ứng giảm 13,78 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước và chiếm tỷ trọng 73,1% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước.
Ở chiều ngược lại, trị giá nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 5/2023 là 16,78 tỷ USD, tăng 3,4% so với tháng trước, đưa trị giá nhập khẩu của khối này trong 5 tháng năm 2023 đạt 81,68 tỷ USD, giảm 18,3% (tương ứng giảm 18,25 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước và chiếm tỷ trọng 65% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước.
Cán cân thương mại hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 5/2023 đạt thặng dư 3 tỷ USD, đưa cán cân thương mại trong 5 tháng năm 2023 lên mức thặng dư là 17,23 tỷ USD.
2. Thị trường xuất nhập khẩu
Trong 5 tháng năm 2023, tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam với châu Á là 169,2 tỷ USD, chiếm tỷ trọng lớn nhất 64,9% trong tất cả các châu lục và giảm 15,3% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp theo là châu Mỹ với 52,86 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 20,3%, giảm 18,9%; châu Âu là 29,29 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 11,2%, giảm 10,2%; châu Đại Dương với 6,25 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 2,4%, giảm 10,6%; châu Phi với 3,19 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 1,2%, giảm 5,5% so với cùng kỳ năm trước.
Bảng 1: Trị giá xuất khẩu, nhập khẩu theo châu lục, khối nước và một số thị trường lớn trong 5 tháng năm 2023
Thị trường |
Xuất khẩu |
Nhập khẩu |
||||
Trị giá |
So với |
Tỷ trọng (%) |
Trị giá |
So với |
Tỷ trọng (%) |
|
Châu Á |
65,67 |
-8,4 |
48,6 |
103,53 |
-19,2 |
82,4 |
- ASEAN |
13,45 |
-7,8 |
9,9 |
16,70 |
-17,9 |
13,3 |
- Trung Quốc |
20,32 |
-6,7 |
15,0 |
41,19 |
-17,5 |
32,8 |
- Hàn Quốc |
9,19 |
-10,7 |
6,8 |
20,12 |
-27,7 |
16,0 |
- Nhật Bản |
9,11 |
-2,5 |
6,7 |
8,35 |
-15,7 |
6,6 |
Châu Mỹ |
43,74 |
-19,5 |
32,3 |
9,12 |
-15,4 |
7,3 |
- Hoa Kỳ |
36,32 |
-21,3 |
26,9 |
5,65 |
-7,9 |
4,5 |
Châu Âu |
21,91 |
-7,5 |
16,2 |
7,38 |
-17,3 |
5,9 |
- EU(27) |
17,79 |
-9,7 |
13,2 |
5,75 |
-14,0 |
4,6 |
Châu Đại Dương |
2,43 |
-12,8 |
1,8 |
3,83 |
-9,2 |
3,0 |
Châu Phi |
1,47 |
-7,1 |
1,1 |
1,71 |
-4,0 |
1,4 |
Tổng |
135,22 |
-12,3 |
100,0 |
125,57 |
-18,4 |
100,0 |
Ghi chú: Tỷ trọng trị giá xuất khẩu/nhập khẩu với châu lục, nước/khối nước đó so với tổng trị giá xuất khẩu/nhập khẩu của cả nước.
Nguồn: Tổng cục Hải quan
3. Xuất khẩu hàng hóa
Xuất khẩu hàng hóa trong tháng 5/2023 là 28,04 tỷ USD, tăng nhẹ 0,6% (tương ứng tăng 176 triệu USD) so với tháng trước. Trong đó, trị giá tăng mạnh nhất là các nhóm hàng như hàng dệt may tăng 376 triệu USD, hàng rau quả tăng 265 triệu USD, sắt thép các loại tăng 118 triệu USD, dầu thô tăng 98 triệu USD và hàng thủy sản tăng 66 triệu USD so với tháng trước.
Bên cạnh đó, một số nhóm hàng xuất khẩu có mức trị giá trong tháng 5/2023 lại giảm mạnh như điện thoại các loại và linh kiện giảm 932 triệu USD; gạo giảm 155 triệu USD; gỗ và sản phẩm gỗ giảm 37 triệu USD.
Tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 5 tháng/2023 là 135,22 tỷ USD, giảm 12,3%. Với kết quả này, quy mô hàng hóa xuất khẩu trong 5 tháng/2023 giảm tới 18,88 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
Trong 5 tháng qua, có tới 9 nhóm hàng trị giá xuất khẩu giảm trên 500 triệu USD so với cùng kỳ năm trước. Đó là nhóm hàng máy vi tính, điện thoại, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 7,04 tỷ USD; hàng dệt may giảm 2,33 tỷ USD; gỗ và sản phẩm gỗ giảm 2,06 tỷ USD; giày dép các loại giảm 1,38 tỷ USD; hàng thủy sản giảm 1,31 tỷ USD; máy móc thiết bị, dụng cụ và phụ tùng giảm 968 triệu USD; xơ sợi dệt các loại giảm 684 triệu USD và sắt thép các loại giảm 653 triệu USD.
Tuy nhiên, xuất khẩu một số nhóm hàng trong 5 tháng/2023 vẫn đạt mức tăng khả quan so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 673 triệu USD; hàng rau quả tăng 608 triệu USD và gạo tăng 563 triệu USD so với cùng kỳ năm trước.
Biểu đồ 1: Trị giá của 10 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất trong 5 tháng/2022 và 5 tháng/2023
(Ghi chú: Máy vi tính, điện thoại, sản phẩm điện tử và linh kiện gồm 2 nhóm hàng là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện và nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện.)
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Một số nhóm hàng xuất khẩu chính
Điện thoại các loại và linh kiện: Xuất khẩu nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện trong tháng 5/2023 đạt 2,92 tỷ USD, giảm 24,2% so với tháng trước, nâng mức trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 5 tháng năm 2023 lên 20,19 tỷ USD, giảm 19,9%, tương ứng giảm tới 5 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
Trong 5 tháng/2023, Việt Nam xuất khẩu nhóm hàng này sang các thị trường chủ lực như Trung Quốc là 4,74 tỷ USD, giảm 15,4%; Hoa Kỳ là 3,6 tỷ USD, giảm 34,3%; EU (27 nước) là 2,98 tỷ USD, tăng 9,7%; Hàn Quốc là 1,3 tỷ USD, giảm 46,9%... so với cùng kỳ năm trước.
Máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện: Xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng 5/2023 là 4,48 tỷ USD, tăng 12,1%. Tính chung trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 5 tháng/2023 là 20,51 tỷ USD, giảm 9%, tương ứng giảm 2,03 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
Trong 5 tháng/2023, xuất khẩu nhóm hàng này sang Hoa Kỳ đạt 5,96 tỷ USD, tăng 2,8%; Trung Quốc đạt 4,62 tỷ USD, giảm nhẹ 0,8%; EU(27) đạt 2,16 tỷ USD, giảm 30,7%; Hàn Quốc đạt 1,91 tỷ USD, tăng 22,3%... so với cùng kỳ năm 2022.
Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác: xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt 3,27 tỷ USD, giảm 2,3% so với tháng trước. Tính trong 5 tháng/2023 trị giá xuất khẩu nhóm hàng này đạt 16,48 tỷ USD, giảm 5,6% so với cùng kỳ năm trước.
Các thị trường nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng trong 5 tháng/2023 chủ yếu gồm: Hoa Kỳ với 6,63 tỷ USD, giảm 14,4%; EU(27) với 2,34 tỷ USD, tăng 3,6%; Trung Quốc với 1,24 tỷ USD, tăng 3,6%; Hàn Quốc với 1,12 tỷ USD, giảm 2,9%... so với cùng kỳ năm trước.
Hàng dệt may: Trị giá xuất khẩu hàng dệt may trong tháng 5/2023 đạt 2,92 tỷ USD, tăng 14,8% so với tháng trước. Tính trong 5 tháng/2023, trị giá xuất khẩu nhóm hàng này là 12,65 tỷ USD, giảm 15,6% (tương ứng giảm 2,33 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.
Trong 5 tháng/2023, xuất khẩu nhóm hàng dệt may giảm ở 3 thị trường chủ lực là Hoa Kỳ, EU (27 nước) và Hàn Quốc. Cụ thể: xuất sang Hoa Kỳ là 5,5 tỷ USD, giảm 27,1%; xuất sang EU (27 nước) là 1,56 tỷ USD giảm 6,2%; xuất sang Hàn Quốc là 1,14 tỷ USD, giảm 2%. Bên cạnh đó, thị trường Nhật Bản lại là điểm sáng về xuất khẩu nhóm hàng này, với trị giá xuất trong 5 tháng/2023 đạt 1,43 tỷ USD, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm trước.
Sắt thép các loại: Lượng sắt thép các loại trong tháng 5/2023 xuất khẩu đạt 1,13 triệu tấn, qua đó nâng tổng lượng xuất khẩu nhóm hàng này trong 5 tháng/2023 lên 4,38 triệu tấn, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chủ yếu do xuất khẩu sắt thép các loại sang thị trường EU (27 nước) tăng cao tới 55% và đạt 1,36 triệu tấn. Trong khi đó, lượng sắt thép sang thị trường ASEAN là 1,53 triệu tấn, giảm 3,3% so với cùng kỳ năm trước.
Biểu đồ 2: Lượng sắt thép các loại xuất khẩu theo tháng năm 2021-2022 và 5 tháng năm 2023
Giày dép các loại: xuất khẩu giày dép các loại trong tháng đạt 1,87 tỷ USD, tăng 1% so với tháng trước. Tính chung 5 tháng/2023, xuất khẩu giày dép các loại đạt 8,05 tỷ USD, giảm 14,7% (tương ứng giảm 1,38 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ là 2,75 tỷ USD, giảm 32,2%; sang EU (27 nước) là 2,02 tỷ USD, giảm 13,2% so với cùng kỳ năm trước.
Hàng thủy sản: Tháng 5/2023, xuất khẩu thủy sản là 809 triệu USD, tăng 8,9% so với tháng trước. Tính chung lũy kế 5 tháng/2023, xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam là 3,38 tỷ USD, giảm 27,9% (tương ứng giảm 1,31 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.
Trong 5 tháng qua, Nhật Bản đã vượt Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu hàng thủy sản lớn nhất của Việt Nam với trị giá là 580 triệu USD, giảm 9,2% và sang Hoa Kỳ là 563 triệu USD, giảm tới 48,3% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp theo, xuất sang Trung Quốc là 513 triệu USD, giảm 25,7%; EU(27 nước) là 377 triệu USD, giảm 32,5% so với cùng kỳ năm trước.
Gạo: Lượng gạo xuất khẩu trong tháng 5/2023 là 725 nghìn tấn, giảm 30,6% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 5/2023 xuất khẩu gạo đạt 3,62 triệu tấn, tăng 30,8% và trị giá đạt 1,92 tỷ USD, tăng 41,6% so với cùng kỳ năm trước.
Trong 5 tháng/2023, ASEAN và Trung Quốc là hai thị trường xuất khẩu chính của gạo Việt Nam. Trong đó, xuất sang ASEAN đạt 2,17 triệu tấn, tăng 43%; Trung Quốc đạt 632 triệu tấn, tăng 62,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung, lượng gạo xuất sang 2 thị trường đạt 2,81 triệu tấn, chiếm 78% lượng gạo xuất khẩu của cả nước.
Hàng rau quả: Trị giá xuất khẩu hàng rau quả trong tháng 5/2023 đạt 656 triệu USD, tăng 67,7% so với tháng trước. Tính chung lũy kế trong 5 tháng/2023, trị giá xuất khẩu nhóm hàng này đạt tới 2,03 tỷ USD, đạt mức trị giá xuất khẩu trong 5 tháng cao nhất từ trước tới nay và tăng tới 42,9% so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả này, trị giá xuất khẩu hàng rau quả trong 5 tháng/2023 đã tăng tới 608 triệu USD so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu sầu riêng tăng đột biến trong tháng 5/2023, đưa trị giá xuất khẩu sầu riêng 5 tháng/2023 lên hơn nửa tỷ USD.
Đóng góp chính cho tăng xuất khẩu nhóm hàng rau quả là xuất khẩu quả sầu riêng (mã HS 0810.60.00) tăng cao đột biến. Trong tháng 5/2023, trị giá xuất khẩu quả sầu riêng đạt mức cao nhất từ trước tới nay, với 332 triệu USD, gấp hơn 10 lần so với tháng trước. Tính chung lũy kế trong 5 tháng/2023, trị giá xuất khẩu quả sầu riêng đạt tới 503,4 triệu USD, tăng 475,8 trệu USD, gấp hơn 18 lần so với con số 27,6 triệu USD của cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu quả sầu riêng sang Trung Quốc lên tới 477 triệu USD, chiếm 95% tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước.
Biểu đồ 3: Trị giá xuất khẩu quả sầu riêng 5 tháng/2023
4. Nhập khẩu hàng hóa
Trị giá nhập khẩu hàng hóa trong tháng 5/2023 đạt 26,04 tỷ USD, tăng nhẹ 3,3% so với tháng trước, tương ứng tăng 827 triệu USD. Trong đó, tăng mạnh nhất tập trung vào các nhóm hàng nguyên nhiên liệu như: dầu thô (tăng 40,1% tương ứng tăng 231 triệu USD); xăng dầu các loại (tăng 20,8% tương ứng tăng 111 triệu USD), than các loại (tăng 14% tương ứng tăng 84 triệu USD). Trong khi đó, các nhóm hàng có mức giảm mạnh là: phế liệu sắt thép (giảm 53,1% tương ứng giảm 137 triệu USD); sắt thép và sản phẩm (giảm 7,4% tương ứng giảm 95 triệu USD).
Trị giá nhập khẩu hàng hóa trong 5 tháng/2023 đạt 125,57 tỷ USD, giảm 18,4% so với 5 tháng/2022. Đây là mức nhập khẩu thấp nhất so với cùng kỳ trong 3 năm gần đây.
Quy mô nhập khẩu hàng hóa trong 5 tháng/2023 giảm 28,29 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, giảm mạnh nhất là nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện (giảm 5,87 tỷ USD), máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (giảm 4,92 tỷ USD); máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng (giảm 2,39 tỷ USD); sắt thép các loại (giảm 1,66 tỷ USD). Tính riêng 4 nhóm hàng trên, trị giá nhập khẩu đã giảm 14,84 tỷ USD so với 4 tháng/2022, chiếm 52% trị giá nhập khẩu giảm của cả nước.
Biểu đồ 4: 10 nhóm hàng nhập khẩu chủ lực của Việt Nam trong 5 tháng/2022 và 5 tháng/2023
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Một số nhóm hàng nhập khẩu chính
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt 6,18 tỷ USD, tăng 1,5% so với tháng trước. Tính trong 5 tháng/2023, trị giá nhập khẩu nhóm hàng này đạt 31,57 tỷ USD, giảm 13,5% so với cùng kỳ năm 2022.
Trong 5 tháng/2023, Việt Nam nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện từ các thị trường như Hàn Quốc với 10,26 tỷ USD, giảm 3%; Trung Quốc với 8,35 tỷ USD, giảm 19,9%; Đài Loan với 3,98 tỷ USD, giảm 20,8% và Nhật Bản 2,54 tỷ USD, giảm 13%... so với cùng kỳ năm trước.
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác: Trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng 5 đạt 3,6 tỷ USD, tăng 10,6% tương ứng tăng 346 triệu USD so với tháng trước. Trong 5 tháng/2023, nhập khẩu máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng đạt 16,07 tỷ USD, giảm 13% tương ứng giảm 2,39 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
Thị trường chính cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam bao gồm: Trung Quốc đạt 8,35 tỷ USD, giảm 13,6% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng giảm 1,32 tỷ USD, chiếm 52% trị giá nhập khẩu của cả nước; Hàn Quốc đạt 2,32 tỷ USD, giảm 18,7% tương ứng giảm 534 triệu USD.
Nhóm hàng nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may, da, giày (bao gồm: bông, xơ sợi dệt, vải các loại, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giầy): Trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng 5/2023 đạt 2,23 tỷ USD, tăng 6,9% (tương ứng tăng 144 triệu USD) so với tháng trước. Tính chung, lũy kế trong 5 tháng/2023, nhập khẩu nhóm hàng nguyên phụ liệu cho ngành dệt may da giày đạt 9,76 tỷ USD, giảm 20,7% (tương ứng giảm 2,55 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, vải các loại đạt 5,33 tỷ USD, giảm 19,9%; nguyên phụ liệu dệt may da giày đạt 2,39 tỷ USD, giảm 18,5%; bông các loại đạt 1,16 tỷ USD, giảm 25,4%; xơ sợi dệt các loại đạt 876 triệu USD, giảm 24,6% so với cùng kỳ năm trước.
Nhóm hàng nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành dệt may da giày nhập khẩu vào Việt Nam trong 5 tháng/2023 chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc, chiếm tỷ trọng tới 51%, với 5,16 tỷ USD, giảm 19,9% so với cùng kỳ năm trước.
Điện thoại các loại và linh kiện: Trong tháng 5, trị giá nhập khẩu của nhóm hàng này chỉ đạt 484 triệu USD, giảm 21,6% so với tháng trước và giảm 66,2% so với tháng 5/2022. ính đến hết tháng 5/2023, nhập khẩu nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện đạt 3 tỷ USD, giảm 26,6% so với cùng kỳ năm trước.
Thị trường chính cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam trong 5 tháng/2023 là Trung Quốc với 2,52 tỷ USD, giảm mạnh 32,2% và chiếm 84% trị giá nhập khẩu điện thoại các loại và linh kiện của cả nước.
Xăng dầu các loại: Lượng nhập khẩu xăng dầu các loại trong tháng 5 đạt 910 nghìn tấn, tăng 36,4% so với tháng trước với trị giá là 645 triệu USD, tăng 20,8%.
Trong 5 tháng/2023, Việt Nam đã nhập khẩu 4,17 triệu tấn xăng dầu các loại, với trị giá là 4,19 tỷ USD, xấp xỉ lượng của cùng kỳ năm trước trong khi trị giá giảm 18,5%. Trong đó, lượng dầu diesel nhập về đạt 2,2 triệu tấn, giảm 10,4%, chiếm 53% lượng xăng dầu các loại nhập khẩu của cả nước; lượng xăng nhập về đạt 910 nghìn tấn, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 22% lượng xăng dầu các loại nhập khẩu của cả nước.
Lượng nhập khẩu xăng dầu các loại vào Việt Nam trong 5 tháng/2023 tăng ở thị trường Singapo và Trung Quốc nhưng giảm ở thị trường Malaixia và Hàn Quốc. Cụ thể, nhập khẩu từ Hàn Quốc là 1,67 triệu tấn, giảm 2,8%; Malaixia là là 665 nghìn tấn, giảm 5,1%; trong khi đó nhập khẩu từ Singapo là 1,06 triệu tấn, tăng 85,6%; Trung Quốc là 396 nghìn tấn, tăng 25,4% so với cùng kỳ năm trước.
Sắt thép các loại: Lượng nhập khẩu sắt thép các loại trong tháng 5/2023 đạt hơn 838 nghìn tấn, giảm 18,9% so với tháng trước, đạt trị giá 772 triệu USD, giảm 13,5%. Trong 5 tháng/2023, cả nước đã nhập khẩu 4,61 triệu tấn sắt thép các loại đạt trị giá 3,16 tỷ USD, giảm 12,4% về lượng và giảm 29,7% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam chủ yếu nhập khẩu sắt thép các loại từ các thị trường chính: Trung Quốc đạt 2,49 triệu tấn, tăng 14,5%; Nhật Bản đạt 737 nghìn tấn, giảm 15,3%; Hàn Quốc đạt 409 nghìn tấn, giảm 27,2%...so với cùng kỳ năm 2022.
- Ô tô nguyên chiếc: Trong tháng, lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu về Việt Nam đạt 7.608 chiếc, giảm 38,3% so với tháng trước. Tuy nhiên, trong 5 tháng/2023, Việt Nam nhập khẩu 61.954 ô tô nguyên chiếc các loại, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, lượng ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống nhập về Việt Nam đạt 49.298 chiếc, chiếm tới 80% tổng lượng ô nguyên chiếc các loại nhập về Việt Nam và tăng 25,2% so với cùng kỳ năm trước.
Ô tô nguyên chiếc các loại nhập về Việt Nam trong 5 tháng/2023 chủ yếu có xuất xứ từ Thái Lan, Inđônêxia và Trung Quốc. Trong đó, nhập khẩu từ Thái Lan là 30.022 chiếc, tăng 32,7%; nhập từ Inđônêxia với 22.014 chiếc, tăng 46,7% và nhập từ Trung Quốc với 4.553 chiếc, giảm 47,4% so với cùng kỳ năm trước.
TỔNG QUAN SỐ LIỆU THỐNG KÊ HẢI QUAN
VỀ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ THÁNG 5 VÀ 5 THÁNG 2023
tt |
Chỉ tiêu |
Số sơ bộ |
|
(A) |
(B) |
(C) |
|
I |
Xuất khẩu hàng hoá (XK) |
|
|
1 |
I.1 |
Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tháng 5/2023 (Triệu USD) |
28.040 |
2 |
I.2 |
Tốc độ tăng/giảm kim ngạch xuất khẩu của tháng 5/2023 so với tháng 4/2023 (%) |
0,6 |
3 |
I.3 |
Tốc độ tăng/giảm kim ngạch xuất khẩu của tháng 5/2023 so với tháng 5/2022 (%) |
-9,1 |
4 |
I.4 |
Kim ngạch xuất khẩu 5 tháng/2023 (Triệu USD) |
135.220 |
5 |
I.5 |
Tốc độ tăng/giảm kim ngạch xuất khẩu 5 tháng/2023 so với 5 tháng/2022 (%) |
-12,3 |
II |
Nhập khẩu hàng hoá (NK) |
|
|
6 |
II.1 |
Kim ngạch nhập khẩu hàng hoá tháng 5/2023 (Triệu USD) |
26.035 |
7 |
II.2 |
Tốc độ tăng/giảm kim ngạch nhập khẩu của tháng 5/2023 so với tháng 4/2023 (%) |
3,3 |
8 |
II.3 |
Tốc độ tăng/giảm kim ngạch nhập khẩu của tháng 5/2023 so với tháng 5/2022 (%) |
-20,8 |
9 |
II.4 |
Kim ngạch nhập khẩu 5 tháng/2023 (Triệu USD) |
125.568 |
10 |
II.5 |
Tốc độ tăng/giảm kim ngạch nhập khẩu 5 tháng/2023 so với 5 tháng/2022 (%) |
-18,4 |
III |
Tổng kim ngạch XNK hàng hoá (XK+NK) |
|
|
11 |
III.1 |
Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá tháng 5/2023 (Triệu USD) |
54.075 |
12 |
III.2 |
Tốc độ tăng/giảm kim ngạch xuất nhập khẩu của tháng 5/2023 so với tháng 4/2023 (%) |
1,9 |
13 |
III.3 |
Tốc độ tăng/giảm kim ngạch xuất nhập khẩu của tháng 5/2023 so với tháng 5/2022 (%) |
-15,2 |
14 |
III.4 |
Kim ngạch xuất nhập khẩu 5 tháng/2023 (Triệu USD) |
260.789 |
15 |
III.5 |
Tốc độ tăng/giảm kim ngạch xuất nhập khẩu 5 tháng/2023 so với 5 tháng/2022 (%) |
-15,3 |
IV |
Cán cân Thương mại hàng hoá (XK-NK) |
|
|
16 |
IV.1 |
Cán cân thương mại tháng 5/2023 (Triệu USD) |
2.005 |
18 |
IV.2 |
Cán cân thương mại 5 tháng/2023 (Triệu USD) |
9.652 |
Dự kiến Bài Phân tích Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong tháng 6 và 6 tháng năm 2023 sẽ được phổ biến từ ngày 12/7/2023.
Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Tổng cục Hải quan
-
Bộ Công Thương đề nghị các đơn vị sản xuất và xuất khẩu mì ăn liền sang EU tiếp tục duy trì tốt công tác kiểm soát an toàn thực phẩm.
-
Theo VASEP, mặt hàng có khả năng phục hồi sớm nhất là xuất khẩu cá tra do giá cả phù hợp với người tiêu dùng.
-
Chính phủ ban hành Nghị định số 26/2023/NĐ-CP Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp và thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
-
Mặc dù còn một số khó khăn, nhưng các thị trường xuất khẩu thuỷ sản lớn của Việt Nam đang dần tăng trưởng trở lại.