VITIC
Xuất nhập khẩu

Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 01 năm 2024

28/02/2024 10:41

- Xem thêm xuất nhập khẩu Nông sản tại đây;
- Xem thêm xuất nhập khẩu mặt hàng Gạo tại đây;
- Xem thêm xuất nhập khẩu mặt hàng Phân bón tại đây;
- Xem th
êm xuất nhập khẩu Sắt thép tại đây;

- Xem thêm xuất nhập khẩu mặt Xăng dầu tại đây;
-
Xem thêm
thị trường logistics và quản lý chuỗi cung ứng Việt Nam và thế giới tháng 01 năm 2024: diễn biến và dự báo tại đây;


 

1. Đánh giá chung

Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 65,43 tỷ USD, tăng 7,5% so với tháng 12/2023. Trong đó, trị giá xuất khẩu đạt 34,53 tỷ USD, tăng 9,7% (tương ứng tăng 3,07 tỷ USD); nhập khẩu đạt 30,9 tỷ USD, tăng 5,1% (tương ứng tăng 1,49 tỷ USD). Cán cân thương mại hàng hóa tháng 01/2024 thặng dư 3,63 tỷ USD.

So với tháng 01/2023, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước trong tháng 01/2024 tăng 40,3%; trong đó xuất khẩu tăng 46%, tương ứng tăng 10,89 tỷ USD và nhập khẩu tăng 34,4%, tương ứng tăng 7,91 tỷ USD.

Tổng cục Hải quan ghi nhận tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong tháng đạt 44,52 tỷ USD, tăng 9,4% so với tháng trước và tăng 32,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó xuất khẩu đạt 24,87 tỷ USD, tăng 11,7% so với tháng trước và tăng 38,6% so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu đạt 19,65 tỷ USD, tăng 6,6% so với tháng trước và tăng 26,4% so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả này, cán cân thương mại hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 01/2023 có mức thặng dư đạt 5,22 tỷ USD.

2. Thị trường xuất nhập khẩu

Tháng 01/2024,  xuất khẩu có 6 thị trường và nhóm thị trường đạt trên 1 tỷ USD, trong đó xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt trên 10 tỷ USD.
Trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang tất cả các thị trường/khu vực thị trường trên 1 tỷ USD này đều tăng so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 10,05 tỷ USD, tăng 64% (tương ứng tăng 3,91 tỷ USD); EU (27 nước) đạt 4,6 tỷ USD, tăng 40% (tương ứng tăng 1,32 tỷ USD); Trung Quốc đạt 4,56 tỷ USD, tăng 19% (tương ứng tăng 714 triệu USD); ASEAN đạt 3,2 tỷ USD, tăng 47% (tương ứng tăng 1,02 tỷ USD); Hàn Quốc đạt 2,34 tỷ USD, tăng 38% (tương ứng tăng 646 triệu USD) và Nhật Bản đạt 2,23 tỷ USD, tăng 45% (tương ứng tăng 690 triệu USD) so với cùng kỳ năm trước.

Biểu đồ 1: Trị giá xuất khẩu sang các thị trường chủ lực trong tháng 1/2023 và tháng 1/2024

Nhập khẩu có 7 thị trường và nhóm thị trường đạt trên 1 tỷ USD, riêng Trung Quốc đóng góp tới 60% vào tăng trị giá nhập khẩu của cả nước so với tháng 01/2023.

Trong tháng 01/2024, Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất cung cấp hàng hóa cho nước ta. Nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc là 11,88 tỷ USD, tăng mạnh 65%, tương ứng tăng tới 4,66 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, trong 7,9 tỷ USD tăng nhập khẩu của cả nước so với tháng 01/2023 thì tăng nhập khẩu sang Trung Quốc đã chiếm tới 60%, chủ yếu do tăng nhập khẩu nhóm hàng máy móc, thiết bị, phụ tùng; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; sắt thép các loại và sản phẩm (ba nhóm hàng này tăng 2,81 tỷ USD).

Tiếp theo là nhập khẩu từ thị trường Hàn Quốc đạt 4,19 tỷ USD, tăng 7,3% (tương ứng tăng 285 triệu USD); ASEAN đạt 3,62 tỷ USD, tăng 20,2% (tương ứng tăng 609 triệu USD); Nhật Bản đạt 1,95 tỷ USD, tăng 16,4% (tương ứng tăng 275 triệu USD; Đài Loan đạt 1,94 tỷ USD, tăng 32% (tương ứng tăng 470 triệu USD); EU đạt 1,31 tỷ USD, tăng 28,3% (tương ứng tăng 289 triệu USD); Hoa Kỳ đạt 1,24 tỷ USD, tăng 33% (tương ứng tăng 310 triệu USD) so với cùng kỳ năm trước.

Biểu đồ 2: Trị giá nhập khẩu từ các thị trường chủ lực trong tháng 1/2023 và tháng 1/2024

3. Xuất khẩu hàng hóa

Tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong tháng 01/2024 đạt 34,53 tỷ USD, đạt mức cao nhất kể từ tháng 8/2022, tăng 9,7% so với tháng trước và tăng 46% so với cùng kỳ năm trước.

Quy mô hàng hóa xuất khẩu của nước ta trong tháng 01/2024 đã tăng 3,07 tỷ USD so với tháng trước và tăng tới 10,89 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.

So với tháng trước, trị giá xuất khẩu hàng hóa tháng 01/2024 tăng chủ yếu do nhóm điện thoại các loại và linh kiện tăng 50,4%, tương ứng tăng 1,87 tỷ USD.

So với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu cả nước tháng 01/2024 có 44/45 nhóm hàng chính tăng (trừ dầu thô giảm 15,9%). Trong đó, mức tăng tuyệt đối ghi nhận tăng nhiều đối với nhóm hàng công nghiệp như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 68,3%, tương ứng tăng 2,17 tỷ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng tăng 38,7%, tương ứng tăng 1,21 tỷ USD; hàng dệt may tăng 39%, tương ứng tăng 877 triệu USD; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 83,1%, tương ứng tăng 667 triệu USD; giầy dép các loại tăng 43,8%, tương ứng tăng 600 triệu USD;...

Điện thoại các loại và linh kiện: xuất khẩu mặt hàng này trong tháng 01/2024 đạt trị giá 5,58 tỷ USD, tăng 50,4% so với tháng trước và tăng 11,4% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu nhóm hàng chủ yếu sang các thị trường sau: Hoa Kỳ đạt 1,39 tỷ USD, tăng 112%; Trung Quốc đạt 735 triệu USD, giảm 56,5%; Hàn Quốc đạt 330 triệu USD, tăng 14,9%...so với cùng kỳ năm trước.

Máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện: trị giá xuất khẩu nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện trong tháng đạt 5,35 tỷ USD, giảm 6% so với tháng trước và tăng 68,3% so với cùng kỳ năm trước.

Trong tháng 01/2024, xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện sang Hoa Kỳ đạt 1,79 tỷ USD, tăng 73,3%; Trung Quốc đạt 853 triệu USD, tăng 71,3%; Hồng Kông đạt 568 triệu USD, tăng 79,1%; Hàn Quốc đạt 540 triệu USD, tăng 53%... so với cùng kỳ năm trước.

Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác: xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt 4,02 tỷ USD, tăng 5% so với tháng trước và tăng 38,7% so với cùng kỳ năm trước.

Các thị trường xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng trong tháng 01/2024 chủ yếu gồm: Hoa Kỳ với 1,57 tỷ USD, tăng 25,7%; Hàn Quốc với 278 triệu USD, tăng 40,8%; Trung Quốc với 271 triệu USD, tăng 50%... so với cùng kỳ năm trước.

Hàng dệt may: Xuất khẩu hàng dệt may trong tháng đạt 3,13 tỷ USD, tăng 8% so với tháng trước và tăng 38,9% so với cùng kỳ năm trước.

Trong tháng 01/2024, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam với trị giá đạt 1,32 tỷ USD, tăng 33,5% so với cùng kỳ năm trước; tiếp theo là thị trường Nhật Bản đạt 387 triệu USD, tăng 55,2%; Hàn Quốc đạt 285 triệu USD, tăng 17%...

Giày dép các loại: Xuất khẩu giày dép các loại trong tháng đạt 1,97 tỷ USD, tăng 6,1% so với tháng trước và tăng 43,8% so với cùng kỳ năm trước.

Các thị trường xuất khẩu giày dép các loại trong tháng 01/2024 chủ yếu gồm: Hoa Kỳ với 688 triệu USD, tăng 56,7%; Trung Quốc với 181 triệu USD, tăng 42,7%; Bỉ với 133 triệu USD, tăng 51,1%...so với cùng kỳ năm trước.

Gỗ và sản phẩm gỗ: Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng đạt 1,47 tỷ USD, tăng 9,7% so với tháng trước và tăng 83,1% so với cùng kỳ năm trước.

Các thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 01/2024 chủ yếu gồm: Hoa Kỳ với 821 triệu USD, tăng 123,6%; Trung Quốc với 170 triệu USD, tăng 35,3%; Nhật Bản với 163 triệu USD, tăng 27,3%; Hàn Quốc với 70 triệu USD, tăng 9,7%...so với cùng kỳ năm trước.

Phương tiện vận tải và phụ tùng: Xuất khẩu phương tiện vận tải và phụ tùng trong tháng đạt 1,33 tỷ USD, tăng 13,2% so với tháng trước và tăng 55,5% so với cùng kỳ năm trước.

Các thị trường xuất khẩu phương tiện vận tải và phụ tùng trong tháng 01/2024 chủ yếu gồm: Nhật Bản với 307 triệu USD, tăng 60%; Hoa Kỳ với 290 triệu USD, tăng 93,4%; Hàn Quốc với 159 triệu USD, tăng 135,6% …so với cùng kỳ năm trước.

 Hoa Kỳ với 821 triệu USD, tăng 123,6%; Trung Quốc với 170 triệu USD, tăng 35,3%; Nhật Bản với 163 triệu USD, tăng 27,3%; Hàn Quốc với 70 triệu USD, tăng 9,7%...so với cùng kỳ năm trước.

Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện: Xuất khẩu máy ảnh, máy quay phim và linh kiện trong tháng đạt 823 triệu USD, giảm 1,1% so với tháng trước và tăng 73,2% so với cùng kỳ năm trước.

Các thị trường xuất khẩu máy ảnh, máy quay phim và linh kiện trong tháng 01/2024 chủ yếu gồm: Trung Quốc đạt 544 triệu USD, tăng 87,5%; Hoa Kỳ đạt 77,2 triệu USD, tăng 102,6%; Hàn Quốc đạt 53,7 triệu USD, tăng 32,7%; Ấn Độ đạt 37,5 triệu USD, tăng 17,6%...so với cùng kỳ năm trước.

Sắt thép các loại: Trong tháng 01/2024, lượng sắt thép các loại xuất khẩu đạt 1,16 triệu tấn, với trị giá là 823 triệu USD, tăng 7,1% về lượng và tăng 7,4% về trị giá so với tháng trước. So với cùng kỳ năm trước, lượng nhập khẩu sắt thép các loại đã tăng 84,4% và trị giá tăng 91,5%.

Các thị trường xuất khẩu hàng thủy sản trong tháng 01/2024 chủ yếu gồm: Italia đạt 203 nghìn tấn, tăng 114%; Hoa Kỳ đạt 139 nghìn tấn, tăng 419%; Malaixia đạt 120 nghìn tấn, tăng 625%...so với cùng kỳ năm trước.

Hàng thủy sản: Xuất khẩu hàng thủy sản trong tháng đạt 750 triệu USD, tăng 0,6% so với tháng trước và tăng 65,1% so với cùng kỳ năm trước.

Các thị trường xuất khẩu hàng thủy sản trong tháng 01/2024 chủ yếu gồm: Nhật Bản đạt 130 triệu USD, tăng 43,6%; Hoa Kỳ đạt 111 triệu USD, tăng 64,3%; Trung Quốc đạt 100,9 triệu USD, tăng 313%; Hàn Quốc đạt 67,8 triệu USD, tăng 37,3%...so với cùng kỳ năm trước.

4. Nhập khẩu hàng hóa

Nhập khẩu hàng hóa trong tháng 01/2024 là 30,9 tỷ USD, tăng 1,49 tỷ USD so với tháng trước và tăng 7,9 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.

So với tháng 12/2023, nhập khẩu hàng hóa trong tháng đầu tiên của năm 2024 tăng ở 31/53 nhóm hàng, trong đó tăng mạnh nhất là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (đạt 8,56 tỷ USD, tăng 446 triệu USD).

So với tháng 1/2023, nhập khẩu tháng 1/2024 tăng mạnh 34,4%, tương ứng tăng 7,9 tỷ USD do số ngày làm việc nhiều hơn so với cùng kỳ. Trong đó, tăng nhiều nhất là nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện từ và linh kiện (tăng 2 tỷ USD).

Biểu đồ 3: 10 nhóm hàng có trị giá nhập khẩu lớn nhất trong tháng 1/2024 so với tháng 12/2023

Nguồn: Tổng cục Hải quan


Một số nhóm hàng nhập khẩu chính

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: Trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng 01/2024 đạt 8,56 tỷ USD, tăng 5,5% so với tháng trước và xấp xỉ với mức cao nhất 8,58 tỷ USD của tháng 9/2023.

Nhập khẩu nhóm hàng này chủ yếu từ các thị trường: Trung Quốc với 2,62 tỷ USD, tăng 16,6%% (tương ứng tăng 372 triệu USD); Hàn Quốc với 2,23 tỷ USD, giảm 18,5% (tương ứng giảm 507 triệu USD); từ Đài Loan với 1,16 tỷ USD, tăng 47,8% (tương ứng tăng 376 triệu USD); từ Nhật Bản với 857 triệu USD, tăng 24,9% (tương ứng tăng 171 triệu USD)…

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác: trị giá nhập khẩu trong tháng đạt 3,98 tỷ USD, tăng 2,7% so với tháng trước và tăng 45,1% so với tháng 01/2023.

Trong tháng 01/2024, nhập khẩu nhóm hàng này của Việt Nam có xuất xứ từ Trung Quốc là: 2,5 tỷ USD, tawng 77,8%; từ Hàn Quốc: 432 triệu USD, tăng 9,4%; Nhật Bản: 312 triệu USD, tăng 17,9%... so với cùng kỳ năm 2023.

Nhóm hàng nhiên liệu (bao gồm than đá, dầu thô, xăng dầu các loại và khí đốt hóa lỏng): Lượng nhập khẩu của nhóm này trong tháng đạt 7,51 triệu tấn với trị giá là 2,28 tỷ USD, tăng 7,1% về lượng và tăng 6,1% về trị giá so với tháng trước. So với tháng 1/2023, lượng nhập khẩu nhóm hàng nhiên liệu tăng 90% và trị giá nhập khẩu tăng 11,7%.

Trong đó, nhập khẩu nhóm hàng này chủ yếu từ các thị trường: Úc đạt 1,91 triệu tấn, tăng gần 2 lần; In đô nê xia đạt 1,65 triệu tấn, tăng 3,3 lần… so với cùng kỳ năm trước.

Nhóm hàng nguyên phụ liệu dệt may, da giày: trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng 01/2024 đạt 2,25 tỷ USD, tăng 6,8% so với tháng trước, tương ứng tăng 143 triệu USD và cao hơn 246 triệu so với mức nhập khẩu trung bình của năm 2023.

Biểu đồ 4: Trị giá nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may, da giày về Việt Nam theo tháng năm 2023 và tháng 01/2024


 

Nhóm hàng nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành dệt may, da giày nhập khẩu vào Việt Nam trong tháng 01/2024 chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc, chiếm tỷ trọng tới 56%, với 1,27 tỷ USD, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước.

Sắt thép các loại và sản phẩm: Trong tháng đầu tiên của năm 2024, cả nước đã nhập khẩu 1,61 tỷ USD sắt thép các loại và sản phẩm, tăng 20,1% tương ứng tăng 268 triệu USD so với tháng trước. So với cùng kỳ năm 2023, nhập khẩu nhóm hàng này đã tăng 76,6%, tương ứng tăng 696 triệu USD.

Trong đó, riêng lượng sắt thép các loại nhập khẩu đạt 1,49 triệu tấn với trị giá là 1,06 tỷ USD, tăng 151,3% về lượng và tăng 101,6% về trị giá so với tháng 1/2023. Đây cũng là tháng thứ 7 liên tiếp lượng nhập khẩu sắt thép các loại đạt trên 1 triệu tấn và là mức cao nhất từ trước đến nay.

Việt Nam chủ yếu nhập khẩu sắt thép các loại và sản phẩm từ thị trường Trung Quốc với trị giá đạt 1,01 tỷ USD, tăng 21,7% tương ứng tăng 181 triệu USD so với tháng trước, gấp 2,4 lần so với tháng 1/2023 và chiếm 63% trị giá nhập khẩu sắt thép các loại và sản phẩm của cả nước.

Chất dẻo nguyên liệu và sản phẩm: Tháng 1/2024, trị giá nhập khẩu nhóm hàng chất dẻo nguyên liệu và sản phẩm đạt 1,66 tỷ USD, tăng 14% tương ứng tăng 204 triệu USD so với tháng trước. So với cùng kỳ năm 2023, trị giá nhập khẩu của nhóm hàng này tăng 50,3% tương ứng tăng 554 triệu USD.

Trong đó, nhập khẩu nhóm hàng này chủ yếu từ các thị trường: Trung Quốc đạt 680 triệu USD, tăng 67,1% tương ứng tăng 273 triệu USD; Hàn Quốc đạt 331 triệu USD, tăng 37,2% tương ứng tăng 89 triệu USD; Đài Loan đạt 130 triệu USD, tăng 68,5% tương ứng tăng 53 triệu USD so với tháng 01/2023.

Hóa chất và sản phẩm hóa chất: Trị giá nhập khẩu của nhóm hàng  này trong tháng 1/2024 đạt 1,35 tỷ USD, giảm 1,4% so với tháng trước tương ứng giảm 19,4 triệu USD. So với cùng kỳ năm 2023, trị giá nhập khẩu nhóm hàng này tăng 37,3% tương ứng tăng 366 triệu USD.

Việt Nam chủ yếu nhập khẩu hóa chất và sản phẩm hóa chất từ các thị trường sau:  Trung Quốc đạt 586 triệu USD, tăng 41,3% tương ứng tăng 171 triệu USD; Hàn Quốc đạt 124 triệu USD, tăng 39,6% tương ứng tăng 35 triệu USD; Đài Loan đạt 92 triệu USD, tăng 16,2% tương ứng tăng 12,81 triệu USD so với cùng kỳ năm 2023.

TỔNG QUAN SỐ LIỆU THỐNG KÊ HẢI QUAN
VỀ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ THÁNG 01 NĂM 2024




Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Tổng cục Hải quan
Link nguồn

Tin cũ hơn
  • Xuất khẩu tôm mở màn năm 2024 tăng 71%
    Xuất khẩu tôm Việt Nam tháng 1/2024 đạt 242 triệu USD, tăng 71% so với cùng kỳ năm 2023. Ngoại trừ việc năm 2023 Tết Nguyên đán rơi vào tháng 1, nếu so sánh với cùng kỳ những năm trước đó, doanh số XK tôm tháng 1/2024 vẫn là một tín hiệu tích cực
  • Kỳ vọng ngành điều hồi phục mạnh mẽ trong năm 2024
    Trong giai đoạn 2021 – 2023, ngành điều thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid 19 và khủng hoảng chính trị - kinh tế tại một số khu vực trên toàn cầu. Giá điều nhân xuất khẩu của Việt Nam giảm xuống mức thấp nhất trong năm 2023, giá điều thô cũng giảm nhưng với mức chậm hơn.
  • Ngành gỗ tăng cường xúc tiến thương mại thông qua các hội chợ quốc tế
    Trong năm 20023, ngành gỗ Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức đến từ tình hình kinh tế - chính trị toàn cầu bất ổn, đặc biệt là những rủi ro liên quan đến nguyên liệu gỗ nhập khẩu, quy định chống phá rừng của EU, yêu cầu sản phẩm gỗ có phát thải carbon thấp.
  • 36 tấn củ cải muối Xín Mần đầu tiên của năm 2024 đã được xuất khẩu sang Nhật Bản
    Vào ngày 19/2 vừa qua, tại xã Nàn Ma, UBND huyện Xín Mần (Hà Giang) đã phối hợp với Công ty TNHH Vietnam Misaki tổ chức lễ xuất khẩu 36 tấn củ cải muối đầu tiên của năm 2024 sang thị trường Nhật Bản.
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 4.060.394