Tình hình xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang thị trường CPTPP trong 9 tháng đầu năm 2024
Hoạt động xuất khẩu giày dép của Việt Nam trong tháng 9/2024 vẫn ghi nhận mức tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước cho dù nhiều doanh nghiệp sản xuất chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tháng 9/2024, kim ngạch xuất khẩu giày dép các loại của Việt Nam đạt 1,57 tỷ USD, giảm 24,6% so với tháng 8/2024 song vẫn tăng 17% so với tháng 9/2023. Tính chung 9 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của cả nước đạt 16,54 tỷ USD, tăng 12,47% so với cùng kỳ năm 2023.
Riêng với nhóm thị trường thành viên CPTPP, kim ngạch xuất khẩu giày dép sang thị trường CPTPP trong tháng 9/2024 đạt 201,64 triệu USD, giảm 24,34% so với tháng trước và tăng 3,4% so với tháng 9/2023. Tính chung trong 9 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đạt 2,19 tỷ USD, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 13,24% tỷ trọng trên tổng nhập khẩu nhóm hàng của Việt Nam, giảm so với mức tỷ trọng 14,1% trong 9 tháng đầu năm 2023.
Bảng 1: Xuất khẩu giày dép của Việt Nam trong tháng 9 và 9 tháng năm 2024
|
Tháng 9/2024 |
9 tháng/2024 |
|||
---|---|---|---|---|---|
Trị giá |
So với T8/2024 (%) |
So với T9/2023 (%) |
Trị giá |
So với 9T/2023 (%) |
|
KNXK mặt hàng giày dép của Việt Nam |
1.567.238 |
-24,60 |
17,00 |
16.537.915 |
12,47 |
KNXK giày dép sang thị trường CPTPP |
201.640 |
-24,34 |
3,34 |
2.189.064 |
5,60 |
Tỷ trọng (%) |
12,87 |
|
|
13,24 |
|
Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan
Trong tháng 9/2024, xuất khẩu giày dép sang tất cả các thị trường thành viên CPTPP đều giảm đáng kể so với tháng trước. Trong đó, xuất khẩu sang Nhật Bản giảm mạnh nhất với kim ngạch đạt 65,64 triệu USD, giảm 38,4%. Nếu so với cùng tháng năm trước, chỉ có Canada, Chile, Pê ru và Singapore sụt giảm, các thị trường còn lại ghi nhận tốc độ tăng trưởng khá.
Tính chung trong 9 tháng đầu năm 2024, Nhật Bản, Canada và Mexico tiếp tục duy trì là nhóm ba thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam, chiếm đến gần 70% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép sang thị trường CPTPP. Việt Nam đang có lợi thế cạnh tranh đáng kể so với nhiều quốc gia sản xuất, xuất khẩu mặt hàng giày dép khác khi có Hiệp định Thương mại tự do đã được ký kết. CPTPP không chỉ mang lại cơ hội khẳng định thương hiệu hàng giày dép Việt Nam tại nhiều thị trường truyền thống như Nhật Bản, Singapore … mà còn tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận với những thị trường có khoảng cách địa lý xa xôi như Mexico, Peru, Chile.
- Chi tiết xem tại đây;
Khánh Huyền (VITIC) tổng hợp
-
Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam đến các thị trường toàn cầu tăng so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, hoạt động xuất khẩu gạo với các thị trường thành viên trong nhóm CPTPP vẫn duy trì sự ổn định,
-
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tháng 10/2024, kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng vào Việt Nam đạt 4,3 tỷ USD, tăng 6,4% so với tháng 9/2024 và tăng 20% so với tháng 10/2023; chiếm tỷ trọng 12,72% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước.
-
Thống kê từ số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong tháng 9/2024 tiếp tục tăng 15,8% so với tháng 9/2023, đạt gần 2,98 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu ngành hàng 9 tháng năm 2024 lên 27,34 tỷ USD, tăng 8,93% so với cùng kỳ năm trước.
-
Tính đến hết tháng 9/2024, tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê sang CPTPP đạt mức tăng trưởng tích cực so với cùng kỳ năm trước, với cà phê Robusta tiếp tục là chủng loại chiếm tỷ trọng cao nhất, đồng thời cà phê chế biến cũng ghi nhận dấu hiệu phát triển mạnh mẽ,