VITIC
Xuất nhập khẩu

Tình hình xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang thị trường CPTPP trong 5 tháng đầu năm 2024

02/07/2024 10:39

Trong 5 tháng đầu năm 2024, tình hình xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang các nước thuộc khối Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tiếp tục ghi nhận đà tăng so với cùng kỳ năm 2023, góp phần khẳng định vị thế của ngành giày dép Việt Nam trên bản đồ quốc tế. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 5 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang khối CPTPP đạt 1,18 triệu USD, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 5,32% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang khối thị trường này.

Trong đó, Nhật Bản và Canada được xem là những thị trường xuất khẩu giày dép truyền thống của Việt Nam, với tỷ trọng chiếm hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn khối, duy trì đà tăng đều đặn qua các năm. Nhờ có Hiệp định CPTPP, nhiều sản phẩm giày dép có thuế suất cao được giảm về 0% hoặc gần 0% ngay khi CPTPP có hiệu lực hoặc sau khi hiệp định có hiệu lực trong một khoảng thời gian nhất định từ 3 - 7 năm. Đồng thời, CPTPP cũng mang lại cơ hội xuất khẩu cho hàng giày dép của Việt Nam đến nhiều thị trường có khoảng cách địa lý xa xôi, không có nhiều thuận lợi trong hợp tác thương mại như Peru, Chile, Mexico.  

Bảng 1: Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường thành viên Hiệp định CPTPP trong giai đoạn 2021-2024

 

5 tháng đầu năm 2024 (Triệu USD)

So với cùng kỳ năm 2023 (%)

Năm 2023 (Triệu USD)

N2023 so N2022 (%)

N2022 so N2021 (%)

Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2023 (%)

KNXK mặt hàng giày dép của VN

1,18

1,65

2,84

-7,52

42,15

2,24

Tổng KNXK sang thị trường CPTPP

22,14

11,35

50,18

-6,31

17,27

9,65

Tỷ trọng (%)
 

5,32

 

0,63

 

 

13,64

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Bên cạnh những thuận lợi và cơ hội mà Hiệp định CPTPP mang lại, các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng giày dép sang khối CPTPP cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn và trở ngại, trong đó có những quy định về phi thuế quan rất nghiêm ngặt, liên quan trực tiếp đến vấn đề môi trường, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.

Ngày nay, người tiêu dùng tại các quốc gia phát triển như Nhật Bản, Canada, Australia rất quan tâm đến chất lượng và nguồn gốc sản phẩm, ưu tiên sử dụng các sản phẩm có lợi cho môi trường và giảm thiểu tối đa việc nhập khẩu các sản phẩm gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe cũng như môi trường sống. Vì vậy, để hàng Việt Nam có thể giữ được niềm tin của người tiêu dùng cũng như khẳng định được chỗ đứng trên thị trường, cần có chiến lược để phát triển một ngành da giày bền vững, chất lượng.

 Trong giai đoạn 2020-2023, kim ngạch xuất khẩu giày dép từ Việt Nam sang các nước thuộc khối CPTPP chủ yếu ghi nhận đà tăng trưởng đều đặn qua các năm, đạt trung bình 2,53 tỷ USD/năm, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 6,73%/năm; riêng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm 2020, đạt 2,84 tỷ USD, giảm 7,52% so với năm 2022.

Nguyên nhân chính là do tình hình kinh tế toàn cầu biến động mạnh, lạm phát tăng cao tại nhiều quốc gia lớn trên thế giới tác động đáng kể đến sự phát triển của các nước, trong đó có các thành viên của khối CPTPP; ngoài ra, cuộc xung đột Nga-Ukraine vẫn diễn biến phức tạp chưa có hồi kết cùng với xu hướng sản xuất dịch chuyển gần hơn đến nơi tiêu thụ đã khiến các nước có khoảng cách địa lý xa xôi gặp nhiều trở ngại hơn trong giao thương hàng hóa.

Trong các tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu giày dép sang các thị trường thuộc khối CPTPP nhìn chung không có nhiều biến động quá lớn, chỉ riêng tháng 2 ghi nhận mức sụt giảm rất mạnh so với tháng 1, với kim ngạch đạt 157,89 triệu USD, giảm 44,32%; trong các tháng còn lại, kim ngạch xuất khẩu bắt đầu cho thấy dấu hiệu hồi phục mạnh mẽ và ghi nhận đà tăng trưởng đều đặn qua từng tháng; đến tháng 5/2024, kim ngạch xuất khẩu đạt 269,22 triệu USD, tăng 7,92% so với tháng 4/2024 và tăng 7,91% so với tháng 5/2023.

Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang các thị trường khối CPTPP trong 5 tháng đầu năm 2024 tăng nhẹ với cùng kỳ năm trước với tổng trị giá xuất khẩu đạt 1,18 tỷ USD, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó: Nhật Bản, Canada, Mexico, Australia và Chile là 5 thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam trong khối, với tỷ trọng lần lượt là 36,00%; 18,30%, 16,26%; 12,20% và 4,66%.

Trong tháng 1 và tháng 2, mặc dù kim ngạch xuất khẩu sụt giảm so với tháng trước đó nhưng điểm sáng của ngành giày dép đó là trị giá xuất khẩu sang các thị trường chủ lực trong 5 tháng đầu năm 2024 đều ghi nhận đà tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, Chile và Peru là hai thị trường ghi nhận tốc độ tăng trưởng mạnh nhất, lần lượt là 18,78% và 15,36%.

Bảng 2: Xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang các thị trường thuộc khối CPTPP trong tháng 5/2024 và 5 tháng đầu năm 2024

Thị trường

Tháng 5/2024
(nghìn USD)

So với tháng 5/2023 (%)

So với tháng 4/2024 (%)

5 tháng đầu năm 2024
(nghìn USD)

So với 5 tháng đầu năm 2023 (%)

Tỷ trọng (%)

Tổng

269.344

8,74

8,49

1.179.035

1,7

100,00

Nhật Bản

89.615

16,55

3,24

424.403

-3,24

36,00

Canada

48.573

-8,88

23,5

215.767

9,1

18,30

Mexico

43.313

0,51

17,85

191.766

14,46

16,26

Australia

35.314

7,37

0,16

143.807

-7,19

12,20

Chile

12.927

-22,18

-3,23

54.982

18,78

4,66

Singapore

13.179

70,16

-3,67

48.706

-8,29

4,13

Malaysia

13.974

87,76

25,43

45.507

9,31

3,86

Peru

7.150

4,06

-1,44

33.879

15,36

2,87

New Zealand

5.299

15,64

-9,87

20.218

-13,04

1,71

Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan

  • Thị trường Nhật Bản:

Nhật Bản là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam, với mức trị giá 89,62 triệu USD vào tháng 5/2024, tăng 3,24% so với tháng 5/2023. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 429,40 triệu USD, giảm nhẹ so với 5 tháng cùng kỳ năm 2023.

Trong đó, chủng loại có mã HS 640399 (Giày có đế ngoài bằng cao su, nhựa hoặc da tổng hợp, có mũ bằng da (không bao gồm mắt cá chân, kết hợp với ngón chân kim loại bảo vệ, giày thể thao, giày chỉnh hình và giày đồ chơi)) là loại giày dép Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản nhiều nhất, chiếm tỷ trọng 23,33% tổng các chủng loại giày dép xuất khẩu sang thị trường này, với kim ngạch đạt 100,23 triệu USD. Ngoài ra, Việt Nam còn xuất khẩu nhiều chủng loại có mã HS 640411, 640299 và 640419 sang thị trường Nhật Bản, với tỷ trọng lần lượt là 22,22%; 22,20% và 19,98%.

Bảng 3: Chủng loại giày dép xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản trong 5 tháng đầu năm 2024
Đơn vị tính: Nghìn USD, %

Mô tả nhóm hàng

Tháng 5/2024
(nghìn USD)

So với tháng 5/2023 (%)

5 tháng đầu năm 2024
(nghìn USD)

So với 5 tháng đầu
năm 2023 (%)

Tỷ trọng (%)

Giày có đế ngoài bằng cao su, nhựa hoặc da tổng hợp, có mũ bằng da (không bao gồm mắt cá chân, kết hợp với ngón chân kim loại bảo vệ, giày thể thao, giày chỉnh hình và giày đồ chơi)

24.506

-75,55 

100.231

31,65 

23,33 

Giày thể thao, giày tennis, giày bóng rổ, giày thể dục, giày tập và những thứ tương tự, với đế ngoài bằng cao su hoặc nhựa và mũ giày bằng vật liệu dệt

21.486

-77,50 

95.492

30,46 

22,22 

Giày có đế ngoài và đế bằng cao su hoặc nhựa (không bao gồm mắt cá chân hoặc có quai trên hoặc dây buộc được lắp vào đế bằng phích cắm, giày không thấm nước thuộc nhóm 6401, giày thể thao, giày chỉnh hình và giày đồ chơi)

20.790

-78,20 

95.383

13,83 

22,20 

Giày có đế ngoài bằng cao su hoặc nhựa và mũ giày bằng vật liệu dệt (trừ giày thể thao, bao gồm giày tennis, giày bóng rổ, giày thể dục, giày tập và các loại tương tự, và giày đồ chơi)

15.574

-81,86 

85.850

18,51 

19,98 

Giày thể thao có đế ngoài và mũ cao su hoặc nhựa (không bao gồm giày không thấm nước thuộc nhóm 6401, giày trượt tuyết, giày trượt tuyết xuyên quốc gia, giày trượt tuyết và giày trượt có gắn giày trượt băng hoặc giày trượt patin)

6.152

-76,33 

25.986

13,56 

6,05 

Giày dép che mắt cá chân, có đế ngoài và mũ bằng cao su hoặc nhựa (không bao gồm giày không thấm nước thuộc nhóm 6401, giày thể thao, giày chỉnh hình và giày đồ chơi)

3.004

-73,84 

11.485

-31,46 

2,67 

Giày có đế ngoài bằng cao su, nhựa hoặc da tổng hợp, có mũ bằng da, che mắt cá chân (không bao gồm kết hợp kim loại bảo vệ, giày thể thao, giày chỉnh hình và giày đồ chơi)

4.011

-57,92 

9.532

-4,63 

2,22 

Giày có đế ngoài bằng cao su hoặc nhựa, có mũ giày khác với cao su, nhựa, da hoặc vật liệu dệt; giày dép có đế ngoài bằng da hoặc da tổng hợp, có đế ngoài bằng da hoặc vật liệu dệt; giày dép có đế ngoài bằng gỗ, nút chai, bìa giấy, da thú, nỉ, rơm, xơ mướp..., với mũ giày ngoài da, da tổng hợp hoặc vật liệu dệt, n.e.s.

468

-66,23 

1.387

32,79 

0,32 

                   Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan

  • Thị trường Canada

Xếp ở vị trí thứ hai trong khối CPTPP là thị trường Canada với mức trị giá xuất khẩu trong tháng 5/2024 đạt 48,57 triệu USD, tăng 23,5% so với tháng 5/2023. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang Canada đạt 215,77 triệu USD, tăng 9,1%.

Trong đó, chủng loại có mã HS 640411 (Giày thể thao, giày tennis, giày bóng rổ, giày thể dục, giày tập và những thứ tương tự, với đế ngoài bằng cao su hoặc nhựa và mũ giày bằng vật liệu dệt) là loại giày dép Việt Nam xuất khẩu sang Canada nhiều nhất, chiếm tỷ trọng 30,65% tổng các chủng loại giày dép xuất khẩu sang thị trường này, với kim ngạch đạt 58,99 triệu USD, tăng 39,50% so với cùng kỳ năm 2023. Ngoài ra, Việt Nam còn xuất khẩu nhiều chủng loại có mã HS 640399, 640299 và 640419 sang thị trường Canada, với tỷ trọng lần lượt là 22,34%; 20,20% và 15,61%.

Bảng 4: Chủng loại giày dép xuất khẩu chủ lực sang thị trường Canada trong 5 tháng đầu năm 2024
Đơn vị tính: Nghìn USD, %

Mô tả

Tháng 5/2024
(nghìn USD)

So với tháng 5/2023 (%)

5 tháng đầu năm 2024
(nghìn USD)

So với 5 tháng đầu
năm 2023 (%)

Tỷ trọng (%)

Giày thể thao, giày tennis, giày bóng rổ, giày thể dục, giày tập và những thứ tương tự, với đế ngoài bằng cao su hoặc nhựa và mũ giày bằng vật liệu dệt

13.677

4,10 

58.994

39,50 

30,65 

Giày có đế ngoài bằng cao su, nhựa hoặc da tổng hợp, có mũ bằng da (không bao gồm mắt cá chân, kết hợp với ngón chân kim loại bảo vệ, giày thể thao, giày chỉnh hình và giày đồ chơi

10.812

104,85 

42.995

129,97 

22,34 

Giày có đế ngoài và đế bằng cao su hoặc nhựa (không bao gồm mắt cá chân hoặc có quai trên hoặc dây buộc được lắp vào đế bằng phích cắm, giày không thấm nước thuộc nhóm 6401, giày thể thao, giày chỉnh hình và giày đồ chơi)

7.058

7,92 

38.881

86,26 

20,20 

Giày có đế ngoài bằng cao su hoặc nhựa và mũ giày bằng vật liệu dệt (trừ giày thể thao, bao gồm giày tennis, giày bóng rổ, giày thể dục, giày tập và các loại tương tự, và giày đồ chơi)

7.506

-3,86 

30.056

-0,51 

15,61 

Giày có đế ngoài bằng cao su, nhựa hoặc da tổng hợp, có mũ bằng da, che mắt cá chân (không bao gồm kết hợp kim loại bảo vệ, giày thể thao, giày chỉnh hình và giày đồ chơi)

3.473

65,12 

12.405

72,55 

6,44 

Giày thể thao có đế ngoài và mũ cao su hoặc nhựa (không bao gồm giày không thấm nước thuộc nhóm 6401, giày trượt tuyết, giày trượt tuyết xuyên quốc gia, giày trượt tuyết và giày trượt có gắn giày trượt băng hoặc giày trượt patin)

537

-12,68 

4.650

286,52 

2,42 

Giày dép che mắt cá chân, có đế ngoài và mũ bằng cao su hoặc nhựa (không bao gồm giày không thấm nước thuộc nhóm 6401, giày thể thao, giày chỉnh hình và giày đồ chơi)

855

-24,78 

4.126

38,65 

2,14 

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam

Đứng đầu trong số các chủng loại giày dép xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường CPTPP trong 5 tháng đầu năm 2024 là loại có mã HS 640411 (Giày thể thao, giày tennis, giày bóng rổ …) với kim ngạch trong tháng 5/2024 đạt 84,48 triệu USD, tăng 31,71% so với tháng 5/2023 và tăng 17,98% so với tháng 4/2024. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu sang các nước thuộc khối CPTPP tổng 324,53 triệu USD mặt hàng này và chiếm tỷ trọng chiếm tỷ trọng 27,29% trong tổng trị giá xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang CPTPP.

Chủng loại giày thể thao được người tiêu dùng ở nhiều quốc gia trên thế giới ưa chuộng. Nhiều tập đoàn nổi tiếng toàn cầu đã chọn Việt Nam làm trung tâm sản xuất giày dép để bán ra toàn cầu, điển hình như Adidas và Nike đều đã lựa chọn Việt Nam là trung tâm sản xuất chính cho chuỗi cung ứng toàn cầu. Theo báo cáo của Adidas có đến 98% cơ sở sản xuất tập trung ở khu vực châu Á, trong đó Việt Nam chiếm tới 40%; trong khi đó số liệu của Nike công bố cho thấy sản xuất khoảng 600 triệu đôi giày và 50% trong số đó được sản xuất tại Việt Nam, đồng thời 50% nguyên liệu cho chuỗi cung ứng toàn cầu của Nike cũng đến từ Việt Nam.

Bảng 5: Chủng loại giày dép xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang các thị trường thuộc khối CPTPP trong 5 tháng đầu năm 2024
Đơn vị tính: Nghìn USD, %

Mô tả

Tháng 5/2024
(nghìn USD)

So với tháng 5/2023 (%)

So với tháng 4/2024 (%)

5 tháng đầu năm 2024
(nghìn USD)

So với 5 tháng đầu
năm 2023 (%)

Tỷ trọng (%)

Giày thể thao, giày tennis, giày bóng rổ, giày thể dục, giày tập và những thứ tương tự, với đế ngoài bằng cao su hoặc nhựa và mũ giày bằng vật liệu dệt

84.480

31,71 

17,98 

324.527

36,11 

27,29 

Giày có đế ngoài bằng cao su, nhựa hoặc da tổng hợp, có mũ bằng da (không bao gồm mắt cá chân, kết hợp với ngón chân kim loại bảo vệ, giày thể thao, giày chỉnh hình và giày đồ chơi)

67.926

44,10 

16,09 

281.906

51,65 

23,71 

Giày có đế ngoài và đế bằng cao su hoặc nhựa (không bao gồm mắt cá chân hoặc có quai trên hoặc dây buộc được lắp vào đế bằng phích cắm, giày không thấm nước thuộc nhóm 6401, giày thể thao, giày chỉnh hình và giày đồ chơi)

46.552

21,18 

10,30 

216.841

39,00 

18,24 

Giày có đế ngoài bằng cao su hoặc nhựa và mũ giày bằng vật liệu dệt (trừ giày thể thao, bao gồm giày tennis, giày bóng rổ, giày thể dục, giày tập và các loại tương tự, và giày đồ chơi)

39.840

-22,80 

3,74 

204.303

11,13 

17,18 

Giày có đế ngoài bằng cao su, nhựa hoặc da tổng hợp, có mũ bằng da, che mắt cá chân (không bao gồm kết hợp kim loại bảo vệ, giày thể thao, giày chỉnh hình và giày đồ chơi)

20.725

-5,78 

36,16 

61.752

6,10 

5,19 

Giày thể thao có đế ngoài và mũ cao su hoặc nhựa (không bao gồm giày không thấm nước thuộc nhóm 6401, giày trượt tuyết, giày trượt tuyết xuyên quốc gia, giày trượt tuyết và giày trượt có gắn giày trượt băng hoặc giày trượt patin)

10.289

19,30 

3,31 

49.260

39,91 

4,14 

Giày dép che mắt cá chân, có đế ngoài và mũ bằng cao su hoặc nhựa (không bao gồm giày không thấm nước thuộc nhóm 6401, giày thể thao, giày chỉnh hình và giày đồ chơi)

5.225

-15,12 

10,92 

22.603

-7,44 

1,90 

Giày thể thao, có đế ngoài bằng cao su, nhựa, da hoặc da tổng hợp và giày da (không bao gồm giày trượt tuyết, giày trượt tuyết xuyên quốc gia, giày trượt tuyết và giày trượt có gắn giày
trượt băng)

1.846

13,00 

-20,36 

8.679

19,47 

0,73 

Giày có đế ngoài bằng cao su hoặc nhựa, có mũ giày khác với cao su, nhựa, da hoặc vật liệu dệt; giày dép có đế ngoài bằng da hoặc da tổng hợp, có đế ngoài bằng da hoặc vật liệu dệt; giày dép có đế ngoài bằng gỗ, nút chai, bìa giấy, da thú, nỉ, rơm, xơ mướp, v.v., với mũ giày ngoài da, da tổng hợp hoặc vật liệu dệt, n.e.s.

2.711

41,28 

9,83 

5.971

66,97 

0,50 

Giày dép, kết hợp một ngón chân kim loại bảo vệ, với đế ngoài bằng cao su, nhựa, da hoặc da tổng hợp và mũ giày bằng da (trừ giày thể thao và giày chỉnh hình)

1.432

-64,67 

76,58 

5.760

-42,88 

0,48 

Giày ống trượt tuyết, giày ống trượt tuyết việt dã và giày ống gắn ván trượt

1.357

31,69 

104,89 

2.476

-23,36 

0,21 

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam

Triển vọng:

- Những yếu tố tác động tích cực đến xuất khẩu

Thứ nhất, cơ hội hưởng ưu đãi thuế quan: Giày dép là một trong những ngành hàng được hưởng lợi nhiều về thuế quan khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực. Đối với các sản phẩm hàng hóa như giày dép, cam kết quan trọng nhất trong các FTA là cam kết của mỗi nước thành viên về thuế quan áp dụng với hàng hóa nhập khẩu từ nước thành viên khác. Quy định về cam kết thuế quan đối với mặt hàng giày dép trong CPTPP được nêu tại:

  • Chương 2 - Đối xử quốc gia và mở cửa thị trường đối với hàng hóa

  • Các Phụ lục của Chương 2 – Lộ trình cắt giảm thuế quan của mỗi nước thành viên CPTPP (mỗi nước có một hoặc các Biểu cam kết riêng)

Tham khảo Cam kết về ưu đãi thuế quan trong CPTPP đối với ngành giày dép xuất khẩu trong bảng dưới đây:
 
 Bảng 6: Cam kết về ưu đãi thuế quan trong CPTPP đối với mặt hàng giày dép của Việt Nam

Thị trường

Cam kết thuế quan

Chile

Đối với mặt hàng giày dép, Chilê cam kết lộ trình xóa bỏ thuế quan dài nhất là 4 năm (danh mục B4). Tuy nhiên, ngoài Hiệp định CPTPP, Việt  Nam  còn  ký  với  Chi-lê  Hiệp  định Thương  mại  tự  do Việt  Nam – Chi-lê (VCFTA),  có  hiệu  lực  từ  năm  2014, vì vậy các  mặt  hàng  giày  dép  xuất  khẩu  từ Việt Nam sang Chi-lê đã được xóa bỏ thuế quan hoàn toàn vào năm thứ 5 kể từ khi Hiệp định  VCFTA có hiệu lực (nghĩa là vào năm 2019).

Mexico

Mexico cam kết xóa bỏ 19/72 dòng thuế (tương đương 26,4%) ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Số dòng thuế còn lại xóa bỏ theo lộ trình.
Cụ thể, 6/72 dòng thuế (tương đương 8,3%) được xóa bỏ sau 5 năm, miễn thuế từ ngày 01/01 của năm thứ 5; 24/72 dòng thuế (tương đương 33,3%) có lộ trình xóa bỏ 10 năm, miễn thuế từ ngày 01/01 của năm thứ 10; 23/72 dòng thuế còn lại (tương đương 32%) xóa bỏ lộ trình 13 năm, tức là sẽ được miễn thuế từ ngày 01/01 của năm thứ 13 sau khi Hiệp định có hiệu lực. Cho đến nay, Hiệp định CPTPP là FTA duy nhất mà Việt Nam ký với Mexico.

Peru

Xoá bỏ 4 dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực vào năm 2018 và 26 dòng thuế còn lại sẽ được xoá bỏ vào năm thứ 17 vào năm 2034 (danh mục B16)

New Zealand

61 mặt hàng (77,22%) sẽ được xoá bỏ thuế hoàn toàn ngay khi Hiệp định có hiệu lực, 18 mặt hàng còn lại được xoá bỏ theo lộ trình 5 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực, có nghĩa hàng hoá sẽ được miễn thuế vào ngày 01/01/2022. Ngoài Hiệp định CPTPP, Việt Nam và New Zealand còn ký kết Hiệp định thương mại tự do trong khuôn khổ ASEAN (AANZFTA), có hiệu lực từ năm 2010; vì vậy các mặt hàng giày dép xuất khẩu từ Việt Nam sang New Zealand đã được xóa bỏ thuế quan hoàn toàn tại thời điểm năm 2021.

Australia

15 sản phẩm (42,86%) được xoá bỏ thuế hoàn toàn ngay khi Hiệp định có hiệu lực, 20 sản phẩm còn lại được xoá bỏ theo lộ trình 4 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực, có nghĩa hàng hoá sẽ được miễn thuế vào ngày 01 tháng 01 năm 2021. Tương tự New Zealand, giày dép xuất khẩu từ Việt Nam sang Australia đã được xóa bỏ thuế quan hoàn toàn tại thời điểm năm 2021.

Nhật Bản

Xoá bỏ 79,5% thuế nhập khẩu vào năm thứ 11, có nghĩa là hàng hoá sẽ được miễn thuế vào Nhật Bản vào ngày 01/4/2028; một số dòng thuế còn lại (chủ yếu là giày da) xoá bỏ vào năm thứ 16 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, có nghĩa là hàng hoá sẽ được miễn thuế vào Nhật Bản vào ngày 01/4/2033. Nhờ có hai Hiệp định thương mại song phương, 38/96 dòng trong khuôn khổ AJCEP và 31/96 dòng trong khuôn khổ VJEPA hiện đã về 0% trong khi các dòng khác vẫn đang trong lộ trình giảm thuế theo Hiệp định CPTPP.

Singapore

Việt Nam và Singapore cùng là thành viên của 07 FTA khác. Trong đó, 100% mặt hàng giày dép nhập khẩu từ Việt Nam đã được xóa bỏ thuế quan. Vì vậy, cam kết thuế nhập khẩu của Singapore đối với mặt hàng giày dép trong khuôn khổ Hiệp định CPTPP và các Hiệp định này là tương đương nhau.

Malaysia

Tương tự như Singapore.

Brunei

Cam kết của Brunei được chia thành 2 nhóm gồm nhóm được xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực và nhóm được xóa  bỏ  thuế  quan  sau  7  năm  nhưng  thuế  suất  cơ  sở  được  giữ  nguyên  trong 6 năm đầu tiên (được ký hiệu trong biểu thuế là BD7-A). Tuy nhiên, cam kết về thuế quan đối với mặt hàng giày dép của Brunei trong khuôn khổ Hiệp định CPTPP được đánh giá là tương đối hạn chế so với 07 FTA khác mà Việt Nam và Brunei cùng là thành viên.

Nguồn: Bộ Công Thương

Thứ hai: chất lượng giày dép Việt Nam đang ngày càng được khẳng định với sự phát triển không ngừng của các doanh nghiệp trong nước, từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hiệp định CPTPP đã thúc đẩy các doanh nghiệp da giày Việt Nam chủ động kết nối để tiếp nhận thông tin, xúc tiến thương mại ra thị trường nước ngoài, từng bước chinh phục các thị trường khó tính. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn tích cực đầu tư vào cơ sở hạ tầng vật chất, áp dụng khoa học công nghệ để gia tăng năng lực sản xuất, quản lý và đảm bảo sự minh bạch trong chuỗi cung ứng để xuất khẩu thành công

Như vậy, các yếu tố về ưu đãi thuế quan từ CPTPP, năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm đã và đang mở ra rất nhiều cơ hội lớn cho giày dép Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng này.

- Những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu

Mặc dù xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang các thị trường thuộc khối CPTPP có nhiều cơ hội mở ra, nhưng vẫn tồn tại những yếu tố tiêu cực tác động, gây khó khăn và trở ngại cho hoạt động xuất khẩu giày dép.

Thứ nhất, doanh nghiệp giày dép Việt Nam cần chú ý vấn đề sau: Khả năng hưởng ưu đãi thuế quan trong CPTPP phụ thuộc vào khả năng đáp ứng quy tắc xuất xứ đối với các sản phẩm giày dép; Xu thế gia tăng bảo hộ trên thế giới dưới nhiều dạng thức khác nhau, đặc biệt là nguy cơ lạm dụng các biện pháp chống bán phá giá/chống trợ cấp, cũng bắt đầu xuất hiện ở các nước CPTPP và giày dép nằm trong nhóm các sản phẩm thường bị áp dụng các biện pháp này;

Thứ hai, những quy định về môi trường, bền vững đang ngày càng rõ nét và quan trọng tại các nước thành viên khối CPTPP. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép của Việt Nam cần thay đổi để thích nghi với tình hình, đồng thời có chiến lược để đáp ứng yêu cầu của các nước nhập khẩu.

 Dự báo: Những ưu đãi từ CPTPP tiếp tục là động lực quan trọng thúc đẩy xuất khẩu giày dép sang khối thị trường này. Do đó, trong thời gian tới, xu hướng xuất khẩu giày dép sang khối sẽ tiếp tục được kỳ vọng tạo nên nhiều thành tựu quan trọng. Việc cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế quan đã giúp giày dép Việt Nam tăng khả năng xâm nhập thị trường và khẳng định chỗ đứng tại các thị trường truyền thống, đồng thời khai thác hiệu quả hơn những cơ hội từ các thị trường mới như Peru, Brunei ... Bên cạnh đó, kinh tế toàn cầu trong năm 2024 có nhiều tín hiệu khả quan hơn so với năm trước đó. Theo “Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035”, Việt Nam phấn đấu kim ngạch xuất khẩu ngành da giày đến năm 2025 đạt 27 – 28 tỷ USD và đạt 38 – 39 tỷ USD vào năm 2030.
 
- Xem chi tiết tại đây;


 

Khánh Huyền (VITIC) tổng hợp

Tin cũ hơn
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 4.056.262