VITIC
Xuất nhập khẩu

Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường CPTPP trong 5 tháng đầu năm 2024

02/07/2024 10:20

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 5 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các thị trường thành viên CPTPP đạt 273,9 triệu USD, tăng 104,6% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 1,20% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang khối thị trường này.

Trong đó, Malaysia, Singapore là những thị trường xuất khẩu gạo truyền thống của Việt Nam, với tỷ trọng chiếm hơn 80% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn khối, duy trì đà tăng đều đặn qua các năm. Đáng chú ý, ngày càng có nhiều loại gạo chất lượng của Việt Nam như gạo thơm, gạo trắng, gạo nếp … được bày bán tại các siêu thị lớn của New Zealand hay Australia. Điều này cho thấy thương hiệu gạo Việt Nam đang ngày càng đứng vững và hiện diện rộng rãi hơn tại nhiều thị trường lớn trong khối CPTPP,

Bảng 1: Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường thành viên Hiệp định CPTPP trong giai đoạn 2019-2024

 

5 tháng đầu năm 2024 (Triệu USD)

So với cùng kỳ năm 2023 (%)

Năm 2023 (Triệu USD)

N2023 so N2022 (%)

N2022 so N2021 (%)

Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2023 (%)

KNXK mặt hàng gạo của VN sang thị trường CPTPP

274

104,55

318

13,41

19,63

2,24

Tổng KNXK sang thị trường CPTPP

22.14

11,35

50.176

-6,31

17,27

9,65

Tỷ trọng (%)
 

1,25

 

0,63

 

 

 

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Hiệp định CPTPP có hiệu lực đã tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu gạo của doanh nghệp Việt Nam. CPTPP đã trở thành đòn bẩy để thúc đẩy gạo Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường mới nhưng có nhiều tiềm năng như Chile, Mexico hay Brunei. Đặc biệt, sau hai năm dịch Covid 19 bùng phát trên toàn cầu, nguồn lực của các doanh nghiệp bị suy giảm, những ưu đãi về thuế quan và phi thuế quan từ CPTPP đã hỗ trợ hoạt động sản xuất trong nước, từ đó đẩy mạnh xuất khẩu và giúp các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận sâu rộng hơn với các đối tác. Kể từ khi CPTPP được thực thi, Việt Nam dễ dàng tiếp cận và được hưởng thuế suất thấp hơn khi xuất khẩu hàng hóa sang Canada, Mexico, Chile hay Peru, đây đều là những thị trường mà Việt Nam chưa ký kết FTA song phương và gặp khó khăn về khoảng cách địa lý xa xôi.

Trong giai đoạn 2020-2023, kim ngạch xuất khẩu gạo từ Việt Nam sang các nước CPTPP chủ yếu ghi nhận đà tăng trưởng đều đặn qua các năm, đạt trung bình 287,5 triệu USD/năm, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 4,33%/năm; riêng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2020, chủ yếu là do những tác động tiêu cực từ dịch bệnh Covid 19 đã làm suy yếu các nền kinh tế trên toàn cầu.

Mặc dù là thị trường xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, nhưng gạo Việt Nam vẫn phải cạnh tranh rất khốc liệt với các thị trường đối thủ khi xuất khẩu sang các nước thuộc khối CPTPP. Những quốc gia như Nhật Bản, Australia hay Canada có yêu cầu rất nghiêm ngặt về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt là đối với những mặt hàng nông sản ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng, vì vậy gạo Việt Nam cần phải cải tiến quy trình sản xuất, ứng dụng khoa học – kỹ thuật hiện đại để đáp ứng yêu cầu cao từ các thị trường khó tính này.

Trong các tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu gạo sang các thị trường thuộc khối CPTPP nhìn chung ghi nhận xu hướng tăng trưởng đều đặn qua từng tháng, trong đó, tháng 5/2024 có giá trị xuất khẩu cao nhất, với kim ngạch đạt 91,04 triệu USD, tăng 19,81% so với tháng 4; ngược lại tháng 2/2024 có kim ngạch thấp nhất đạt 17,42 triệu USD, giảm 28,37% so với tháng 01.

Về cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo sang khối CPTPP

Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các thị trường CPTPP trong 5 tháng đầu năm 2024 tăng đáng kể với cùng kỳ năm trước với tổng trị giá xuất khẩu đạt 273,9 triệu USD; tổng lượng đạt 446,5 nghìn tấn. Trong đó: Malaysia, Singapore, Australia, Canada và New Zealand là 5 thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong khối, với tỷ trọng lần lượt về trị giá là 74,25%; 19,12%, 3,65%; 1,87% và 1,10%.

Trước năm 2020, tại thị trường Australia, gạo Việt Nam chưa có thương hiệu, chủ yếu là gạo Thái chiếm tỷ trọng cao nhất tại thị trường này.  Sau khi CPTPP chính thức có hiệu lực, cùng với sự kiện gạo thơm ST25 được vinh danh là loại gạo ngon nhất thế giới tại Philippines, gạo Việt Nam mới dần chinh phục người tiêu dùng tại thị trường khó tính này.

Nhiều hoạt động xúc tiến thương mại được triển khai nhằm quảng bá chất lượng và hình ảnh của gạo ST25 đến người tiêu dùng Australia. Thương vụ Việt Nam tại Australia đã triển khai hàng loạt các sự kiện về dùng thử gạo ST25 và các loại gạo khác của Việt Nam tại các bang trên cả nước. Bên cạnh một số chương trình quảng bá nông sản được tổ chức ở các thành phố lớn như Sydney, các cơ quan đại diện thường xuyên có hoạt động thường kỳ, hàng tháng, nhằm lựa chọn các sản phẩm tiêu biểu, nổi trội, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng cao của Australia để xúc tiến quảng bá thương mại. Nhờ đó, gạo Việt Nam đã dần khẳng định được thương hiệu tại thị trường Australia sau nhiều năm

Bảng: Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam trong khối CPTPP trong 05 tháng đầu năm 2024
Đơn vị tính: Trị giá - Nghìn USD, Lượng - tấn

Tên thị trường

Tháng 5/2024
 

So với T4/2024 (%)
 

5 tháng/2024
 

So 5T/2023 (%)
 

Lượng

Trị giá

Lượng

Trị giá

Lượng

Trị giá

Lượng

Trị giá

Australia

2.253

1.895

-25,7

-18,2

12.637

9.972

9,9

20,1

Singapore

14.711

9.742

-20,9

-18,1

80.378

52.189

63,6

85,5

Brunây

22

20,03

 

 

65

62,34

-75,0

-50,3

Malaysia

135.577

79.324

31,0

28,4

337.963

202.649

82,5

125,0

Chile

93

62,45

 

 

93

62,45

-98,5

-97,8

                      Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam

  • Thị trường Malaysia:

Malaysia là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, với trị giá đạt 79,32 triệu USD trong tháng 5/2024, tăng 28,41% so với tháng 4/2024; lượng đạt 135,58 nghìn tấn, tăng 31,03%. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Malaysia đạt 202,65 triệu USD, chiếm tỷ trọng 73,99%; lượng đạt 337,96 nghìn tấn, chiếm tỷ trọng 75,70%.

Trong đó, gạo trắng là loại gạo Việt Nam xuất khẩu sang Malaysia nhiều nhất. Tính riêng tháng 5/2024, kim ngạch xuất khẩu gạo trắng sang Malaysia đạt 65,60 triệu USD, tăng 25,74% so với tháng 4/2024; lượng đạt 113,72 nghìn tấn, tăng 28,30%. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2024, kim ngạch đạt 146,71 triệu USD, chiếm tỷ trọng 69,66% tổng các chủng loại xuất khẩu sang Malaysia; lượng đạt 251,03 nghìn tấn, chiếm tỷ trọng 71,74%. Ngoài ra, Việt Nam còn xuất khẩu nhiều gạo nếp, gạo thơm và gạo tấm sang thị trường Malaysia, với tỷ trọng lần lượt tính theo trị giá là 16,60%; 10,24% và 1,83%.

Bảng: Chủng loại gạo xuất khẩu sang thị trường Malaysia trong 5 tháng đầu năm 2024
Đơn vị tính: Trị giá - Nghìn USD, Lượng - tấn

Tháng 5 năm 204

5 tháng đầu năm 2024

Chủng loại

 
Trị giá

So với tháng 4/2023

Lượng

So với tháng 4/2023

Trị giá

Lượng

Tỷ trọng trị giá (%)

Tỷ trọng lượng (%)

Gạo trắng

65.602

25,74

113.716

28,30

146.705

251.028

69,66

71,74

Gạo nếp

8.558

116,24

14.043

113,27

34.961

57.124

16,60

16,32

Gạo thơm

4.375

-13,93

6.512

-12,17

21.556

30.632

10,24

8,75

Gạo tấm

3.848

 

6.537

3.848

6.537

1,83

1,87

Gạo giống Nhật

570

1,90

821

49,51

3.493

4.556

1,66

1,30

Gạo huyết rồng

3

 

3

22

26

0,01

0,01

                      Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam

Malaysia là một quốc gia coi trọng việc phát triển ngành nông nghiệp và lâm nghiệp bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của người dân. Nước này cũng đánh giá cao mối quan hệ hợp tác thương mại với các quốc gia trong khu vực ASEAN cũng như các khối hợp tác chung như CPTPP, đồng thời kêu gọi các nước thành viên ưu tiên xuất khẩu các mặt hàng nông sản thiết yếu sang nước bạn. Vì vậy, Việt Nam – một đất nước có thế mạnh về ngành nông nghiệp truyền thống có nhiều cơ hội xuất khẩu gạo và hàng nông sản sang thị trường này.

Cuối năm 2023, đầu năm 2024, Malaysia đối mặt với tình trạng thiếu gạo nghiêm trọng khi giá gạo nhập khẩu tăng vọt theo biến động quốc tế; tình hình trong nước không ổn định do lạm phát tăng vọt lên mức 2% vào tháng 5/2024 (Theo Trading Economics). Trong khi đó nguồn cung nội địa với các mặt hàng cấp thiết như gạo, nông sản, thủy hải sản … không đủ cung ứng cho nhu cầu của người dân. Điều này tạo cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam đẩy mạnh tiếp cận và tìm hiểu thông tin thị trường, từ đó tăng cường xuất khẩu gạo sang Malaysia.

  • Thị trường Singapore

Xếp ở vị trí thứ hai trong khối CPTPP là thị trường Singapore với mức trị giá xuất khẩu trong tháng 5/2024 đạt 9,74 triệu USD, giảm 18,14%; lượng đạt 14,71 nghìn tấn, giảm 20,9% so với tháng 4/2024. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Singapore đạt 52,19 triệu USD, chiếm tỷ trọng 19,05%; lượng đạt 80,38 nghìn tấn, chiếm 18%.

Năm 2024 được đánh giá là năm triển vọng với doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam khi lần đầu tiên Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất sang thị trường Singapore, chiếm 32,02% thị phần gạo tại nước này và được ưa chuộng hơn cả gạo Thái Lan hay Ấn Độ, những thị trường cạnh tranh rất khốc liệt với gạo Việt.

Bảng: Nhóm các thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Singapore trong 3 tháng đầu năm 2024
Đơn vị tính: Trị giá - Nghìn USD, Lượng - tấn

Nguồn cung

3 tháng đầu năm 2023
(Nghìn USD)

3 tháng đầu năm 2024
(Nghìn USD)

So với cùng kỳ
năm 2023 (%)

Tỷ trọng 3 tháng đầu
năm 2024 (%)

Tỷ trọng 3 tháng đầu
năm 2023 (%)

Thế giới

68.366

84.219

23,19 

100,00 

100,00 

Việt Nam

15.029

26.971

79,46 

32,02 

21,98 

Ấn Độ

28.470

25.098

-11,84 

29,80 

41,64 

Thái Lan

19.790

24.743

25,03 

29,38 

28,95 

Campuchia

1.091

2.174

99,27 

2,58 

1,60 

Nhật Bản

2.388

2.131

-10,76 

2,53 

3,49 

Pakistan

97

762

685,57 

0,90 

0,14 

Myanmar

228

632

177,19 

0,75 

0,33 

Đài Loan

501

608

21,36 

0,72 

0,73 

Australia

363

356

-1,93 

0,42 

0,53 

Hoa Kỳ

176

255

44,89 

0,30 

0,26 

Canada

0

155

0,18 

0,00 

Trung Quốc

23

113

391,30 

0,13 

0,03 

Bangladesh

58

106

82,76 

0,13 

0,08 

Italy

81

64

-20,99 

0,08 

0,12 

Hàn Quốc

33

21

-36,36 

0,02 

0,05 

Tây Ban Nha

11

16

45,45 

0,02 

0,02 

Malaysia

27

11

-59,26 

0,01 

0,04 

                                                                                        Nguồn: Trademap

Gạo Việt Nam vươn lên trở thành nhà xuất khẩu gạo lớn nhất cho Singapore một phần là nhờ chủng loại gạo Việt đa dạng. Bên cạnh gạo thơm là loại gạo có chất lượng vượt trội, gạo nếp và gạo tẻ trắng cũng rất được ưa chuộng tại thị trường này, với tỷ trọng lần lượt là 61,95%; 18,76% và 10,01%.

Bên cạnh đó, những quy định mới của các thị trường đối thủ được thực thi cũng góp phần giúp gạo Việt Nam có thêm lợi thế tại Singapore, điển hình như việc Ấn Độ đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu các loại gạo ngoài gạo Basmati đã giúp cho gạo Việt Nam có thêm cơ hội gia tăng thị phần và kim ngạch xuất khẩu sang Singapore.

 Hiện nay, gạo Việt Nam xuất khẩu sang Singapore phải cạnh tranh rất mạnh với các đối thủ lớn như Thái Lan, Ấn Độ hay Nhật Bản. Đây đều là những thị trường sở hữu các loại gạo chất lượng, được người tiêu dùng ưa chuộng trong nhiều năm qua.  Do đó, để gạo Việt Nam gia tăng thị phần, các doanh nghiệp cần tăng cường tham gia hơn nữa các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu sản phẩm của các bộ ban ngành cũng như Thương vụ Việt Nam tại Singapore, đồng thời đảm bảo chất lượng gạo ngon, dinh dưỡng và đa dạng. Ngoài ra, cần đẩy nhanh việc ký Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) gạo giữa Việt Nam và Singapore bởi đây cũng là một công cụ rất hữu hiệu cho gạo Việt Nam nâng cao vị thế tại thị trường tiềm năng này.

Bảng: Chủng loại gạo xuất khẩu sang thị trường Singapore trong 5 tháng đầu năm 2024
Đơn vị tính: Trị giá - Nghìn USD, Lượng - tấn

Tháng 5 năm 204

5 tháng đầu năm 2024

Chủng loại

 
Trị giá

So với tháng 4/2023

Lượng

So với tháng 4/2023

Trị giá

Lượng

Tỷ trọng trị giá (%)

Tỷ trọng lượng (%)

Gạo thơm

6.040

-1,55

8.756

-4,00

33.063

49.756

61,95

60,71

Gạo nếp

2.443

8,35

4.037

6,22

10.012

16.647

18,76

20,31

Gạo trắng

360

-84,56

605

-84,84

5.341

8.813

10,01

10,75

Gạo giống Nhật

746

-12,52

1.035

-8,24

4.121

5.437

7,72

6,63

Gạo tấm

151

-48,73

234

-54,39

553

920

1,04

1,12

Gạo huyết rồng

0

 

 

102

126

0,19

0,15

                      Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam

Về cơ cấu chủng loại mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường thành viên CPTPP

Đứng đầu trong nhóm chủng loại gạo xuất khẩu của Việt Nam sang các nước CPTPP trong 5 tháng đầu năm 2024 là loại Gạo trắng với kim ngạch trong tháng 5/2024 đạt 66,27 triệu USD, tăng 20,42% so với tháng 4/2024; lượng đạt 114,68 nghìn tấn, tăng 22,97%; đơn giá 74,40 USD/tấn, giảm 4,19% so với tháng liền trước. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu sang các nước thuộc khối CPTPP tổng 154,1 triệu USD mặt hàng gạo trắng, chiếm tỷ trọng 55,11%; lượng đạt 263,20 nghìn tấn.

Bảng: Chủng loại gạo xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang các thị trường thuộc khối CPTPP trong 5 tháng đầu năm 2024
Đơn vị tính: Trị giá - Nghìn USD, Lượng - tấn

Tháng 5/2024

5 tháng đầu năm 2024

Chủng loại

 
Trị giá

So với tháng 4/2023

Lượng

So với tháng 4/2023

Đơn giá (USD/tấn)

So với tháng 4/2023

 
Trị giá
 

Lượng

Gạo trắng

66.265

20,42

114.679

22,97

74.401

-4,19

154.099

263.201

Gạo thơm

12.064

-11,30

18.158

-10,76

171.203

-6,10

65.308

96.788

Gạo nếp

11.070

76,31

18.140

73,40

56.984

46,37

45.506

74.325

Gạo giống Nhật

2.514

-5,99

3.634

-2,20

117.822

15,10

13.803

18.447

Gạo tấm

4.213

875,70

7.094

904,53

18.106

135,78

5.078

8.343

Gạo lứt

109

-61,94

605

-29,21

27.822

120,88

540

2.016

Gạo Hàm Châu

124

593,49

182

764,29

2.253

22,11

269

380

Gạo huyết rồng

11

-51,83

8

-69,85

2.500

-44,14

135

159

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam

Xếp ở vị trí thứ hai trong nhóm này là chủng loại Gạo thơm với kim ngạch trong tháng 5/2024 đạt 12,06  triệu USD, giảm 11,30% so với tháng 4/2024; lượng đạt 18,16 nghìn tấn, giảm 10,76%; đơn giá 171,20 USD/tấn, giảm 6,10% so với tháng liền trước. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu sang các nước thuộc khối CPTPP tổng 65,31 triệu USD mặt hàng gạo thơm; lượng đạt 96,79 nghìn tấn.

Ngoài ra, Việt Nam còn xuất khẩu các chủng loại gạo khác như Gạo giống Nhật, gạo lứt, gạo tấm … Trong đó, loại Gạo huyết rồng chiếm tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu chủng loại chung, với kim ngạch trong 5 tháng đầu năm 2024 đạt 135 nghìn USD, chiếm tỷ trọng rất nhỏ.

Triển vọng và dự báo:

Dự báo xu hướng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang khối các thị trường CPTPP từ nay đến cuối năm sẽ tương đối lạc quan, với nhiều cơ hội và tốc độ tăng trưởng ấn tượng. Trong đó, những ưu đãi từ CPTPP chính là động lực quan trọng thúc đẩy xuất khẩu gạo sang khối thị trường này. Do đó, trong thời gian tới, xu hướng xuất khẩu gạo sang khối sẽ tiếp tục gia tăng mạnh mẽ và được kỳ vọng tạo nên nhiều thành tựu.

Bên cạnh đó, sự đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ chế biến và bảo quản gạo của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ từng bước nâng cao chất lượng gạo, giúp cải thiện được hương vị, độ tươi ngon của gạo và phù hợp với khẩu vị của nước bản địa. Ngày nay, xu hướng tiêu dùng gạo dinh dưỡng đang ngày càng được quan tâm và phổ biến tại các thị trường lớn như Canada, Nhật Bản, Australia. Người tiêu dùng tại các quốc gia này đề cao sản phẩm tốt cho sức khỏe, có nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo các vấn đề về môi trường bền vững. Vì vậy, gạo Việt Nam, với những cải tiến trong quy trình sản xuất và chứng nhận chất lượng quốc tế, dự kiến sẽ tiếp tục đáp ứng tốt các yêu cầu này và được người tiêu dùng bản địa ưa chuộng.

Tuy nhiên, vẫn tồn tại những yếu tố tiêu cực tác động, gây khó khăn và trở ngại cho công tác xuất khẩu gạo sang các thị trường CPTPP, đặc biệt là sự cạnh tranh gay gắt đến từ nhiều thị trường lớn trên toàn cầu như Thái Lan, Ấn Độ hay Indonesia. Ấn Độ là nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, còn Thái Lan là nhà xuất khẩu gạo truyền thống hiện diện ở rất nhiều thị trường lớn nhỏ trên toàn cầu. Vì vậy, để cạnh tranh được với những thị trường lớn này, chất lượng gạo Việt Nam đòi hỏi phải ổn định, đa dạng và đáp ứng tốt các tiêu chuẩn kỹ thuật, yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời ứng dụng những công nghệ hiện đại vào sản xuất kinh doanh để nâng cao chất lượng sản phẩm, thực hiện đúng các quy định về truy xuất nguồn gốc xuất xứ đối với hàng hóa nhập khẩu.

- Xem chi tiết tại đây;


 

Khánh Huyền (VITIC) tổng hợp

Tin cũ hơn
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 4.056.292