Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường CPTPP trong 10 tháng đầu năm 2024
Năm 2024 là một năm nhiều biến động với thị trường lúa gạo toàn cầu. Tuy nhiên, hoạt động xuất nhập khẩu gạo của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2024 vẫn ghi nhận những dấu hiệu tích cực, cho thấy sức hút mạnh mẽ của các sản phẩm gạo Việt trên thị trường thế giới, đặc biệt là với dòng gạo chất lượng cao. Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam đến các nước thành viên CPTPP trong tháng 10 tăng đáng kể so với tháng trước đó, đạt 16,40%; kết quả này đạt được một phần là do những tháng cuối năm, nhu cầu mua sắm cho dịp lễ tết tăng cao, người tiêu dùng tại các thị trường lớn vẫn ưa chuộng và lựa chọn các sản phẩm gạo chất lượng cao của Việt Nam để phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ trong nước.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tính riêng tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu gạo sang thị trường thành viên CPTPP đạt 43,14 triệu USD, tăng 16,40% so với tháng 9/2024 và tăng mạnh 64,38% so với tháng 01/2024; lượng đạt 69,28 nghìn tấn, tăng 17,46% so với tháng trước đó và tăng mạnh 94,92% so với tháng 01/2024. Tháng 10 chứng kiến đà phục hồi của kim ngạch và sản lượng xuất khẩu gạo sau 3 tháng liên tiếp giảm (kể từ tháng 07/2024), cho thấy sự sôi động của thị trường gạo trong các tháng cuối năm. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024, sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường CPTPP đạt 881,02 nghìn tấn, tăng 67,72% so với cùng kỳ năm 2023; trị giá 540,05 triệu USD, tăng 89,01%; chiếm 1,15% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường thị trường này. Tốc độ tăng trưởng bình quân kim ngạch xuất khẩu gạo trong giai đoạn tháng 01 – tháng 10/2024 đạt 26,15%.
- Chi tiết xem tại đây;
Khánh Huyền (VITIC) tổng hợp
-
Theo số liệu của Tradingeconomics, GDP của New Zealand quý 2/2024 giảm 0,2% sau khi tăng 0,1% trong quý 1/2024. Ngân hàng trung ương New Zealand ước tính nền kinh tế tiếp tục suy giảm trong quý 3/2024 do RBNZ tăng lãi suất tiền mặt để kiềm chế lạm phát.
-
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tháng 10/2024, kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng vào Việt Nam đạt 4,3 tỷ USD, tăng 6,4% so với tháng 9/2024 và tăng 20% so với tháng 10/2023; chiếm tỷ trọng 12,72% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước.
-
Trong 10 tháng đầu năm 2024, mặt hàng giày dép của Việt Nam tiếp tục duy trì là một trong 10 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất sang khối CPTPP, chiếm tỷ trọng 5,5% trong tổng các mặt hàng xuất khẩu; xếp sau các mặt hàng như Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; Hàng dệt, may; Điện thoại các loại và linh kiện; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện …
-
Hoạt động xuất khẩu ngành hàng sang các thị trường thành viên hiệp định CPTPP cũng tăng trưởng tích cực khi kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường này ngày càng mở rộng. Trong đó, Canada, Úc, Mexico… tiếp tục là những thị trường điểm sáng tiềm năng.