Tình hình xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang các thị trường thành viên CPTPP trong 6 tháng đầu năm 2024
Thống kê từ số liệu Hải quan, xuất khẩu dệt may tiếp tục có những tín hiệu tích cực. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong tháng 6/2024 tăng 14,38% so với tháng 5/2024 và tăng 3,23% so với tháng 6/2023, đạt gần 3,16 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu ngành hàng 6 tháng đầu năm 2024 lên 16,52 tỷ USD, tăng 8,66% so với cùng kỳ năm trước.
Có thể thấy, tình hình kinh tế toàn cầu dần ổn định, nhu cầu tiêu dùng có xu hướng tăng trở lại và đặc biệt là việc các doanh nghiệp đã linh hoạt đa dạng các dòng sản phẩm đang giúp xuất khẩu dệt may dần phục hồi trở lại.
Xuất khẩu các nhóm hàng sang hầu hết các thị trường thành viên CPTPP cũng hồi phục tốt trong nửa đầu năm nay. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng dệt may của Việt Nam sang 10 thị trường đối tác CPTPP tháng 6/2024 đạt 538,53 triệu USD, tăng 14,72% so với tháng trước và tăng 0,25% so với tháng 6/2023. Tính chung trong 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu dệt may sang khối thị trường này tăng 6,38% so với cùng kỳ năm trước, đạt xấp xỉ 3 tỷ USD, chiếm 18,16% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang tất cả các thị trường.
Xem chi tiết tại đây;
Thanh Hằng (VITIC) tổng hợp
-
Trong thời gian qua,Thương vụ Việt Nam tại Tây Ban Nha luôn xác định công tác nghiên cứu thị trường và thông tin cảnh báo thị trường là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển thị trường, thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường sở tại Tây Ban Nha.
-
Trong những năm gần đây, xuất khẩu mặt hàng rau quả của Việt Nam sang các thị trường thuộc khối CPTPP đã đạt được những thành tựu đáng kể, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc mở rộng thị trường quốc tế
-
Theo cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), Việt Nam lọt top 3 trong số các thị trường ngoại khối cung cấp gốm sứ mỹ nghệ cho thị trường châu Âu. Việc thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đang mở ra rất nhiều cơ hội xuất khẩu cho các sản phẩm thủ công nói chung và gốm sứ mỹ nghệ nói riêng.
-
Trước tình trạng tăng giá cước vận tải biển, ùn tắc cục bộ tại một số cảng khu vực châu Á, thiếu container rỗng đã có tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương vừa có Công văn số 5178/BCT-XNK ngày 19/7/2024 gửi các Hiệp hội ngành hàng xuất nhập khẩu; các Hiệp hội lĩnh vực logistics; Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam; Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam; Hiệp hội Đại lý, Môi giới và Dịch vụ hàng hải Việt Nam về giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu trong bối cảnh giá cước vận tải biển tăng cao. Bộ Công Thương đề nghị các Hiệp hội và doanh nghiệp triển khai 6 giải pháp sau