Tình hình xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang các thị trường thành viên CPTPP trong 5 tháng đầu năm 2024
Kinh tế thế giới đã có những dấu hiệu tích cực, lạm phát ở các thị trường xuất khẩu chủ lực có nhiều tín hiệu hạ nhiệt góp phần giúp số lượng các đơn hàng dệt may trong 5 tháng đầu năm 2024 tăng so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang các thị trường thành viên Hiệp định CPTPP trong tháng 5/2024 đạt 469,44 triệu USD, tăng 0,02% so với tháng trước và chiếm 17% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang tất cả các thị trường.
Bảng: Tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may sang các thị trường thành viên CPTPP tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2024
|
T5/2024 |
So T4/2024 (%) |
So T5/2023 (%) |
5T/2024 |
So 5T/2023 (%) |
Tổng KNXK mặt hàng của VN |
2.761,92 |
6,38 |
-5,3 |
13.181,61 |
4,2 |
KNXK mặt hàng sang các thị trường CPTPP |
469,44 |
0,02 |
-7,75 |
2.425,40 |
6,26 |
Tỷ trọng (%) |
17,00 |
|
|
18,40 |
|
Nguồn: Thống kê sơ bộ từ số liệu hải quan
Tính chung trong 5 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang khối thị trường thành viên CPTPP tăng 6,26% so với cùng kỳ năm trước, đạt gần 2,43 tỷ USD, tăng 6,26% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 18,4% tỷ trọng về kim ngạch trong cơ cấu các thị trường xuất khẩu dệt may của Việt Nam.
Từ đầu năm đến nay, tỷ giá khi Việt Nam đồng (VND) so với đồng đô la Mỹ (USD) trở thành lợi thế cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam khi đồng tiền các quốc gia cạnh tranh gần như không đổi so với USD. Theo đó, đã có sự dịch chuyển nhất định đơn hàng từ các quốc gia khác sang Việt Nam, giúp lượng đơn hàng trong 5 tháng đầu năm 2024 tăng so với cùng kỳ năm ngoái.
Về cơ cấu thị trường xuất khẩu sang khối thị trường CPTPP
Xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2024 sang hầu hết các thị trường thành viên Hiệp định CPTPP có xu hướng tăng. Ngoại trừ Canada, Chile và Brunei thì xuất khẩu dệt may sang 7 thị trường còn lại (chiếm 94,17% tỷ trọng về kim ngạch trong cơ cấu các thị trường xuất khẩu khối CPTPP) đều tăng. Cụ thể:
- Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng sang Nhật Bản - thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong các thị trường đối tác thành viên CPTPP - tháng 5/2024 tuy giảm 6,66% so với cùng kỳ tháng 5/2023 nhưng tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng sang thị trường này 5 tháng đầu năm 2024 tăng 7,54% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 1,53 tỷ USD.
- Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng dệt may sang Mexico trong tháng 5/2024 tuy giảm 16,65% so với tháng 4/2024 nhưng tăng 12,79% so với tháng 5/2024, đạt xấp xỉ 16,8 triệu USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng sang Mexico 5 tháng 2024 lên 76,45 triệu USD, tăng 26,28% so với 5 tháng đầu năm 2023.
Tăng mạnh nhất là New Zealand với kim ngạch xuất khẩu mặt hàng sang thị trường này trong tháng 5/2024 tuy mới đạt 3,45 triệu USD nhưng tăng 10,66% so với tháng 5/2023 và tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may 5 tháng đầu năm 2024 sang New Zealand tăng 39% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 22,64 triệu USD.
Chỉ có kim ngạch xuất khẩu mặt hàng 5 tháng đầu năm 2024 sang Canada, Chile và Brunei giảm lần lượt 4,34%, giảm 18,35% và giảm 93,83%.
Bảng: Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang các thị trường thành viên CPTPP tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2024
Tên thị trường |
T5/2024 (USD) |
So T4/2024 (%) |
So T5/2023 (%) |
5T/2024 (USD) |
So 5T/2023 (%) |
Tỷ trọng KNXK trong CPTPP (%) |
Nhật Bản |
275.820.575 |
-7,98 |
-6,66 |
1.531.762.028 |
7,54 |
63,15 |
Canada |
101.731.286 |
24,23 |
-15,82 |
439.435.653 |
-4,34 |
18,12 |
Australia |
41.661.191 |
12,16 |
8,39 |
209.654.565 |
20,68 |
8,64 |
Mexico |
16.796.159 |
-16,65 |
12,79 |
76.448.569 |
26,28 |
3,15 |
Malaysia |
10.821.375 |
1,19 |
-25,85 |
62.330.748 |
6,45 |
2,57 |
Singapore |
10.934.433 |
14,23 |
-1,58 |
46.435.237 |
0,89 |
1,91 |
Chile |
7.204.947 |
39,58 |
-22,48 |
30.974.707 |
-18,35 |
1,28 |
New Zealand |
3.452.772 |
-7,55 |
10,66 |
22.643.895 |
39,00 |
0,93 |
Pê Ru |
1.019.310 |
-20,80 |
-4,00 |
5.710.021 |
0,19 |
0,24 |
Brunei |
2.248 |
-36,25 |
-79,37 |
8.069 |
-93,83 |
0,0003 |
Nguồn: Thống kê sơ bộ từ số liệu hải quan
Đáng chú ý, trong các ưu đãi cắt giảm thuế quan của Australia theo cam kết trong Hiệp định CPTPP, đa số các dòng thuế dệt may được xóa bỏ ngay khi Hiệp định có hiệu lực, và các dòng thuế còn lại được xóa bỏ theo lộ trình tối đa 4 năm. Như vậy, hiện thuế ưu đãi cho các mặt hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang Australia đã về 0%, trở thành lợi thế lớn cho doanh nghiệp Việt Nam so với các quốc gia cạnh tranh khác.
Thống kê số liệu hải quan, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng sang Australia – thị trường xuất khẩu lớn thứ tư trong khối các thành viên CPTPP của Việt Nam – liên tục tăng từ tháng 01/2024 đến nay. Tính riêng tháng 5/2024 tăng 12,16% so với tháng 4/2024 và tăng 8,39% so với tháng 5/2023. Tổng trị giá xuất khẩu hàng dệt may sang Australia trong 5 tháng đầu năm 2024 tăng 20,68% so với cùng kỳ năm trước, đạt 209,65 triệu USD.
Điều này cho thấy xu hướng phục hồi trong hoạt động xuất khẩu dệt may nói riêng của Việt Nam sang Australia và hứa hẹn những tín hiệu tích cực trong thời gian tới, sau khi chuyến thăm và tham dự Hội nghị cấp cao đặc biệt kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN - Australia của Thủ tướng Phạm Minh Chính đã mở ra cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nhiều cơ hội giao thương mới tại thị trường tiềm năng này.
Về cơ cấu chủng loại nhóm hàng xuất khẩu sang thị trường CPTPP
Nhóm hàng mã HS 62 (các loại quần áo và các hàng may mặc phụ trợ, không dệt kim hoặc móc) và nhóm hàng mã HS 61 (các loại quần áo, hàng may phụ hỗ trợ, dệt kim hoặc móc) là hai nhóm hàng dệt may Việt Nam có trị giá xuất khẩu lớn nhất sang các thị trường thành viên CPTPP, chiếm 93,7% tổng trị giá xuất khẩu các nhóm hàng dệt may của Việt Nam sang khối thị trường này trong 5 tháng đầu năm 2024.
Trong đó:
+ Nhóm hàng “Áo phông, áo ba lỗ, áo sát nách và các loại quần áo tương tự từ bông, dệt kim hoặc móc” đạt kim ngạch xuất khẩu lớn nhất. Trong tháng 5/2024, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này tuy giảm 6,16% so với tháng 4/2024 nhưng tăng 15,77% so với tháng 5/2023, tổng kim ngạch xuất khẩu chủng hàng sang khối các thị trường thành viên CPTPP trong 5 tháng đầu năm 2024 tăng 35,85% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhóm hàng này được xuất khẩu chủ yếu sang Nhật Bản, Canada và Australia. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản chiếm đến 78,33%; sang Canada chiếm 7,95% và sang Australia chiếm 4,96% trị giá xuất khẩu nhóm hàng xuất sang các thị trường thành viên CPTPP.
Bảng: Tăng trưởng về kim ngạch của một số nhóm hàng dệt may có trị giá xuất khẩu cao trong tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2024
Đơn vị tính: %
Chủng loại |
T5/2024 (triệu USD) |
So T4/2024 (%) |
So T5/2023 (%) |
5T/2024 (triệu USD) |
So 5T/2023 (%) |
Tỷ trọng 5T/2024 (%) |
---|---|---|---|---|---|---|
Áo phông, áo ba lỗ, áo sát nách và các loại quần áo tương tự từ bông, dệt kim hoặc móc |
42,74 |
-6,16 |
15,77 |
234,20 |
35,85 |
9,58 |
Quần soóc nam, quần dài bé trai, sợi tổng hợp, không dệt kim |
28,96 |
-11,93 |
14,19 |
155,23 |
-2,50 |
6,35 |
Áo phông, áo chẽn, áo ba lỗ và các loại quần áo may mặc tương tự, từ các vật liệu dệt khác, dệt kim hoặc móc |
31,07 |
0,97 |
62,40 |
138,57 |
33,58 |
5,67 |
Áo chui đầu, áo len chui đầu và các mặt hàng tương tự, từ bông, dệt kim hoặc móc |
24,61 |
72,72 |
-39,58 |
103,98 |
-13,59 |
4,25 |
Quần nữ, quần dài bé gái, quần soóc, sợi tổng hợp, không dệt kim |
15,26 |
-5,67 |
5,48 |
91,03 |
11,02 |
3,72 |
Áo chui đầu, áo len chui đầu và các mặt hàng tương tự dệt kim hoặc móc từ sợi nhân tạo |
17,11 |
22,91 |
-23,07 |
88,82 |
18,10 |
3,63 |
Quần dài, quần yếm có dây đeo, quần ống chẽn và quần soóc bằng sợi tổng hợp, dệt kim hoặc móc dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái (không bao gồm quần lót và đồ bơi) |
19,76 |
40,52 |
31,96 |
83,22 |
17,84 |
3,40 |
Khăn trong phòng vệ sinh và khăn nhà bếp, từ vải dệt vòng lông hoặc các loại vải dệt vòng lông tương tự, từ sợi bông |
18,20 |
8,60 |
5,95 |
80,02 |
-8,13 |
3,27 |
Áo lót bằng tất cả các loại vật liệu dệt, có hoặc không đàn hồi, kể cả. dệt kim hoặc móc |
16,72 |
50,23 |
11,90 |
66,92 |
0,47 |
2,74 |
Áo khoác ngoài, áo choàng, áo choàng không tay, áo choàng và các loại áo khoác tương tự từ sợi nhân tạo |
13,39 |
2,06 |
-12,68 |
57,20 |
4,20 |
2,34 |
Quần áo nam giới hoặc trẻ em trai các loại khác từ xơ nhân tạo, không dệt kim hoặc móc |
10,27 |
-4,17 |
-0,86 |
55,04 |
-6,03 |
2,25 |
Nguồn: Thống kê sơ bộ từ số liệu hải quan
+ Đứng thứ hai là nhóm hàng “Quần soóc nam, quần dài bé trai, sợi tổng hợp, không dệt kim”, chiếm 6,35% tổng trị giá xuất khẩu các nhóm hàng dệt may sang các thị trường thành viên CPTPP trong 5 tháng 2024, chủ yếu xuất sang Nhật Bản (chiếm đến 75,19% trị giá xuất khẩu mã hàng 620343 sang các thị trường đối tác thành viên CPTPP).
+ Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng “Áo sơ mi nữ, áo sơ mi nữ, chất liệu nes, không dệt kim” tuy chỉ chiếm 0,5% tổng kim ngạch xuất khẩu các chủng hàng dệt may sang các nước thành viên CPTPP trong 5 tháng đầu năm 2024 nhưng tăng mạnh nhất trong các nhóm hàng, tăng 197,23% so với cùng kỳ năm trước. Nhóm hàng này được xuất sang 8 thị trường thành viên CPTPP, nhưng chủ yếu cũng là sang Nhật Bản, Canada và Australia (lần lượt chiếm 66,95%; 18,58% và 7,88% tổng trị giá xuất khẩu các mã hàng HS 620690).
Thông tin chính sách liên quan đến ngành hàng
Tổng thống Mexico đã ký sắc lệnh thiết lập thuế nhập khẩu tạm thời đối với hàng dệt may và giày dép ngày 22/4/2024 nhằm thúc đẩy các ngành công nghiệp trong nước. Các mức thuế này, từ 5% đến 35%, giúp các nhà sản xuất của Mexico có thể giảm bớt áp lực cạnh tranh với hàng nhập khẩu. Quyết định này được đưa ra sau khi Chính phủ Mexico cho rằng các nhà sản xuất trong nước phải đối mặt với những sự cạnh tranh không lành mạnh trong các lĩnh vực này.
Sắc lệnh trên áp dụng cho tổng số 544 mặt hàng thuế. Mức thuế suất cụ thể khác nhau tùy theo chủng loại sản phẩm. Đối với hàng dệt may và giày dép mức thuế 35% đã được áp dụng. Thuế quan tạm thời sẽ có hiệu lực trong hai năm, hết hạn vào ngày 22/4/2026. Khung thời gian này nhằm mục đích cung cấp cho các nhà sản xuất trong nước cơ hội để tăng cường lợi thế cạnh tranh của họ.
Việc tăng thuế có thể dẫn đến giá cao hơn đối với người tiêu dùng mua hàng dệt may và giày dép nhập khẩu.
Tuy nhiên, sắc lệnh cũng đưa ra một số miễn trừ. Hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia có hiệp định thương mại tự do với Mexico, như các nước thành viên hiệp định USMCA hay CPTPP…, sẽ không phải chịu mức thuế mới miễn là đáp ứng các quy định của hiệp định. Do đó, tác động sẽ đặc biệt đáng kể đối với hàng nhập khẩu từ các quốc gia không tham gia FTA, chẳng hạn như Trung Quốc, Brazil hoặc Indonesia. Điều này cũng sẽ trở thành lợi thế cho dệt may Việt Nam trước các đối thủ cạnh tranh trên thị trường Mexico.
Triển vọng và dự báo
Quy mô thị trường dệt may toàn cầu ước tính đạt 1.837,27 tỷ USD trong năm 2023 và ước sẽ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 7,4% về doanh thu từ năm 2024 đến năm 2030. Nhu cầu may mặc ngày càng tăng từ ngành thời trang và sự tăng trưởng nhanh chóng của các nền tảng thương mại điện tử sẽ thúc đẩy tăng trưởng thị trường trong giai đoạn dự báo.
Xu hướng ngày càng tăng trong việc sử dụng hàng dệt may thông minh trên thị trường sử dụng sợi quang, kim loại và nhiều loại polyme dẫn điện để tương tác với môi trường.
Nhu cầu ngày càng tăng nhanh của người tiêu dùng đối với các sản phẩm bền vững đang buộc các công ty dệt may lớn phải tập trung vào việc tái cấu trúc doanh nghiệp của họ và đầu tư vào các hoạt động sản xuất hướng đến các sản phẩm bền vững.
- Những yếu tố tác động tích cực đến xuất khẩu
+ Đối với Canada: Kinh tế Canada được đánh giá là ổn định với GDP là 2,24 nghìn tỷ USD trong năm 2024, xếp thứ 10 trên thế giới,([3]) và xếp thứ 14 về nhập khẩu. Theo hiệp định CPTPP, Canada cam kết xóa bỏ thuế quan nhập khẩu ngay khi Hiệp định có hiệu lực với 1.068/1.203 (tương đương khoảng 88,8%) dòng thuế dệt may của Việt Nam; cắt giảm và xóa bỏ thuế theo lộ trình 4 – 6 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực với 135 dòng thuế còn lại, cụ thể: lộ trình 4 năm với 107/1.203 dòng thuế, chủ yếu thuộc về hàng may mặc, lộ trình 6 năm với 28/1.203 dòng thuế (thảm và các loại dệt trải sàn). Như vậy, tính đến năm 2024, các dòng thuế dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang Canada sẽ về mức 0%, sẽ là lợi thế cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam so với các quốc gia cạnh tranh khác như Trung Quốc, Bangladesh hay Campuchia.
+ Đối với Australia: Ngành công nghiệp dệt may tại Australia bao gồm cả kéo sợi dệt, dệt và hoàn thiện hàng dệt, sản xuất vải đan và móc, và sản xuất các mặt hàng dệt may thành phẩm như khăn trải giường và rèm cửa. Theo Cục Thống kê Australia, nhiều doanh nghiệp dệt may hoạt động trong nước, tuy nhiên, nhiều nhà cung cấp và nhà sản xuất đã tái cấu trúc hoạt động của họ hoặc ngừng hoàn toàn các hoạt động sản xuất và chuỗi cung ứng. Do đó, nhập khẩu hàng dệt may của Australia dự kiến sẽ tăng 4,9% trong năm nay.([4]) Đây sẽ là cơ hội để tiếp tục tăng xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trường này.
- Những yếu tố tác động tiêu cực đến xuất khẩu
Ngân hàng Thế giới đánh giá GDP toàn cầu năm 2024 chịu sức ép từ lãi suất cao, căng thẳng thương mại, xung đột quân sự, biến động chính trị và dự báo kinh tế thế giới tăng 2,6%. Mặc dù lạm phát tại các thị trường như Nhật Bản và Canada đã giảm về khoảng 2,0- 2,5% nhưng lãi suất vẫn neo cao khiến người dân tại các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam vẫn tiếp tục thắt chặt chi tiêu, nhu cầu tiêu dùng chưa mạnh trở lại. Đặc biệt đối với Nhật Bản, những dấu hiệu yếu kém gần đây trong hoạt động tiêu dùng vẫn là một mối lo với Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ). Kinh tế Nhật Bản suy thoái trong quý đầu tiên của năm 2024 một phần do tiêu dùng giảm 0,7% khi chi phí sinh hoạt tăng cao khiến các hộ gia đình hạn chế chi tiêu.
Theo đó, các đơn hàng dệt may có thể nhiều hơn nhưng giá vẫn khó tăng so với giai đoạn 2022- 2023. Trong khi giá đơn hàng không tăng, nhưng chi phí logistics, cụ thể là chi phí vận tải biển lại tăng liên tục trong thời gian qua. Điều này dẫn tới việc khách hàng yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam phải chia sẻ một phần chi phí vận chuyển, ảnh hưởng không nhỏ tới lợi nhuận của doanh nghiệp.
Năm 2024 được dự báo vẫn còn nhiều khó khăn khi ngày càng nhiều thị trường nhập khẩu dệt may đưa ra những quy định mới mang tính bắt buộc, liên quan tới thẩm định quyền con người và môi trường trong chuỗi cung ứng, quy định thiết kế sinh thái, sản phẩm tái chế, xử lý chất thải dệt may… Bên cạnh đó, các yếu tố chiến tranh, lạm phát trên thế giới dẫn đến chi phí ngày càng tăng cao, ảnh hưởng lớn đến thu nhập của người tiêu dùng, dẫn đến giảm chi tiêu, tác động không tốt đến tiêu thụ các mặt hàng không thiết yếu như dệt may.
-Xem chi tiết tại đây;
Thanh Hằng (VITIC) tổng hợp
-
Kinh tế Canada tăng trưởng 0,4% trong quý đầu tiên của năm 2024, chủ yếu được thúc đẩy bởi chi tiêu hộ gia đình tăng 0,7%, trong đó chi tiêu cho các dịch vụ như viễn thông, tiền thuê nhà và vận tải hàng không tăng đáng kể 1,1%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng nhẹ 0,4% trong khi xuất khẩu tăng 0,5%; đầu tư vốn kinh doanh cũng tăng 0,8% do tăng chi tiêu cho các công trình kỹ thuật, đặc biệt là trong lĩnh vực dầu khí.
-
Chile là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất của Mỹ Latinh chủ yếu là do xuất khẩu đồng. Trong những năm gần đây, đất nước này đã đa dạng hóa cơ sở công nghiệp của mình và đã trở thành một trường hợp thành công trong sản xuất cá hồi và rượu vang.
-
Trong 5 tháng đầu năm 2024, tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang các nước thành viên Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã có những bước tiến đáng kể, góp phần khẳng định vị thế của Việt Nam trên bản đồ cà phê thế giới.
-
Trong những năm gần đây, thương mại song phương giữa Việt Nam và Hàn Quốc đã có những bước phát triển vượt bậc, đóng góp quan trọng vào sự thịnh vượng kinh tế của cả hai quốc gia. Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong giai đoạn 2020-2023, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Hàn Quốc đã liên tục có dấu hiệu tăng trưởng, trung bình đạt trên 76 tỷ USD/năm. Trong giai đoạn từ 2020-2023, kim ngạch thương mại song phương đạt đỉnh vào năm 2022 với trị giá xuất nhập khẩu đạt 86,55 triệu USD và thấp nhất là vào năm 2020 với 66,02 triệu USD.