Tình hình thương mại của Việt Nam với thị trường CPTPP trong 9 tháng đầu năm 2024
Hoạt động ngoại thương trong tháng 9/2024 trên cả nước ghi nhận sự sụt giảm trong cả lĩnh vực xuất khẩu và nhập khẩu. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa trên cả nước trong tháng 9/2024 đạt 65,84 tỷ USD, giảm 8% so với tháng trước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 34,08 tỷ USD, giảm 9,8% và kim ngạch nhập khẩu đạt 31,76 tỷ USD, giảm 5,9% so với tháng trước.
Một trong những nguyên nhân khiến xuất nhập khẩu hàng hóa giảm trong tháng này là do cơn bão số 3 gây thiệt hại lớn cho nhiều tỉnh, thành khu vực miền Bắc, trong đó có các địa phương trọng điểm về xuất nhập khẩu như Hải Phòng, Quảng Ninh…
Với kết quả này, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2024 đạt 578,49 tỷ USD, tăng 16,3%, tương ứng tăng 81,11 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu đều ghi nhận mức tăng trưởng khả quan, lần lượt tăng 15,4% và 17,3% lên 299,63 tỷ USD và 278,84 tỷ USD.
Đối với thị trường CPTPP, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và 10 thành viên Hiệp định CPTPP trong tháng 9/2024 đạt 8,2 tỷ USD, giảm 10% so với tháng 8/2024. Tính chung trong 9 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với thị trường CPTPP đạt 76,35 tỷ USD, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 13,2% tỷ trọng trên tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam, thấp hơn so với mức tỷ trọng chiếm 14,2% cùng kỳ năm trước.
Tình hình xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường CPTPP
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường thành viên CPTPP trong tháng 9/2024 đạt 4,55 tỷ USD, giảm 10,8% so với tháng trước nhưng vẫn tăng 11,28% so với tháng 9/2023.
Tính chung trong 9 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường CPTPP đạt 41,47 tỷ USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả này, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường CPTPP hiện chiếm 13,84% trên tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, thấp hơn so với mức tỷ trọng chiếm 14,3% cùng kỳ năm trước.
- Chi tiết xem tại đây;
Thùy Dương (VITIC) tổng hợp
-
Tình hình xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang các thị trường thành viên CPTPP trong những tháng gần đây có sự biến động đáng chú ý, cho thấy cả những yếu tố tích cực và thách thức trong hoạt động thương mại quốc tế. Cụ thể, trong tháng 9 năm 2024
-
Sáng ngày 4/12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2024 với chủ đề “Xúc tiến xuất khẩu xanh", với quy mô 300 đại biểu đến từ các Bộ, ngành, địa phương, các đại sứ quán, tổ chức quốc tế tại Việt Nam, các hiệp hội và doanh nghiệp. Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân tham dự Diễn đàn.
-
Doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định về chất lượng khi xuất khẩu hạt điều vào thị trường Thuỵ Điển
Hạt điều là một trong những sản phẩm Việt Nam được thị trường Thuỵ Điển ưa chuộng, song đây cũng là thị trường có nhiều đòi hỏi về chất lượng sản phẩm. Người dân quốc gia này luôn chú trọng đến chế độ ăn lành mạnh gắn với việc bảo vệ môi trường, do vậy, các loại hạt, trong đó có hạt điều là nguồn ăn vặt lành mạnh ngày càng được tiêu thụ mạnh -
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tháng 9/2024, kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng vào Việt Nam đạt gần 4,04 tỷ USD, giảm 10,99% so với tháng 8/2024 song tăng 12,62% so với tháng 9/2023; chiếm tỷ trọng 12,72% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước.