VITIC
Xuất nhập khẩu

Tình hình thương mại của Việt Nam với khối thị trường thành viên CPTPP trong 5 tháng đầu năm 2024

08/07/2024 15:09

Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực từ tháng 1/2019. Sau hơn 5 năm thực thi, CPTPP đã đem lại một số kết quả tích cực và được đánh giá là Hiệp định đầu tiên đưa Việt Nam lên vị trí mới trong quá trình hội nhập kinh tế, góp phần giúp hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước khu vực châu Á Thái Bình Dương tăng trưởng tương đối khả quan. Không chỉ với các nước chưa có các FTA song phương hay đa phương như Canada, Mexico, Peru mà các thị trường vốn được coi là thị trường khó tính như Nhật Bản, Úc, New Zealand cũng có sự tăng trưởng đáng kể. Tuy nhiên, tính chung tốc độ tăng trưởng của cả khối thì CPTPP vẫn chưa thực sự đem lại kết quả như kỳ vọng. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với một số thị trường thành viên mặc dù tăng trưởng nhưng tốc độ tăng còn chậm. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong giai đoạn 2019-2023, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với khối thị trường CPTPP chỉ đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 4,8%/năm, thấp hơn so với mức bình quân 5,8% của tổng kim ngạch xuất nhập khẩu chung.

Riêng trong 5 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với khối thị trường CPTPP đạt 41,5 tỷ USD, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều so với mức tăng trên 16% của kim ngạch xuất nhập khẩu chung.

- Đối với hoạt động xuất khẩu

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang khối thị trường thành viên CPTPP trong những năm gần đây nhìn chung khá biến động trong bối cảnh kinh tế - thương mại toàn cầu nói chung và thương mại giữa Việt Nam với các đối tác CPTPP nói riêng đứng trước rất nhiều khó khăn. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân sang thị trường CPTPP trong giai đoạn 2019-2023 đạt mức 5,2%/năm, thấp hơn so với mức bình quân 8%/năm của kim ngạch xuất khẩu chung. Trong đó, 2022 là thời điểm xuất khẩu sang thị trường CPTPP đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất với 17,3%.

Trong 5 tháng đầu năm 2024, trong xu hướng hồi phục của thương mại toàn cầu, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang khối thị trường CPTPP đạt 22,14 tỷ USD, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm trước, nhưng vẫn thấp hơn so với tốc độ tăng 15,67% của kim ngạch xuất khẩu hàng hóa chung. Với kết quả này, xuất khẩu sang thị trường CPTPP hiện chiếm 14,17% trên tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, thấp hơn so với mức tỷ trọng chiếm 14,7% cùng kỳ năm trước. Riêng trong tháng 5/2024, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường CPTPP đạt 4,53 tỷ USD, tăng 0,55% so với tháng trước và tăng 10,24% so với tháng 5/2023. 

Chi tiết xem tại đây;

 

Thùy Dương (VITIC) tổng hợp

Tin cũ hơn
  • Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường CPTPP trong 5 tháng đầu năm 2024
    Thống kê từ số liệu hải quan, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tháng 5/2024 đạt 827,89 triệu USD, tăng 6,69% so với tháng 4/2024 và tăng 2,28% so với tháng 5/2023. Tổng kim ngạch xuất khẩu ngành hàng 5 tháng đầu năm 2024 đạt gần 3,55 tỷ USD, tăng 4,91% so với cùng kỳ năm ngoái.
  • Cơ hội cho cá tra Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mercosur
    Xuất khẩu cá tra sang thị trường Mercosur, đặc biệt là tại Brazil, đang có những bước tiến vượt bậc nhờ việc đẩy mạnh đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) Việt Nam - Mercosur, mở ra triển vọng ngành cá tra Việt Nam sẽ tiếp tục "lội ngược dòng" và chinh phục thị trường Mỹ Latinh đầy tiềm năng.
  • Hoạt động thương mại giữa Việt Nam với thị trường Malaysia trong tháng 6/2024
    Quý 1/ 2024, kinh tế Malaysia tăng trưởng 4,2% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn so với ước tính 3,9% và tăng tốc rõ rệt từ mức tăng 2,9% trong quý 3/2023, chủ yếu nhờ đóng góp tích cực từ hầu hết các lĩnh vực, dẫn đầu là ngành xây dựng (11,9% so với mức tăng 3,6% trong quý 4/2023), tiếp theo là khai thác mỏ và khai thác đá (5,7% so với 3,5% trong quý 4/2023), và dịch vụ (4,7% so với 4,1%).
  • Đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng dược liệu của Việt Nam
    Theo thống kê từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), trong 5 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu 33.528 tấn quế với tổng kim ngạch đạt hơn 96 triệu USD, giảm nhẹ 1,1% về lượng và giảm 4,4% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 4.068.466