Tình hình kinh tế và môi trường kinh doanh tại New Zealand tháng 7/2021
Chỉ số Triển vọng Kinh doanh ANZ ở New Zealand giảm xuống -3,8 vào tháng 7 năm 2021 từ mức -0,6 vào tháng 6, trong bối cảnh áp lực lạm phát, gián đoạn vận chuyển hàng hóa và rủi ro dịch bệnh COVID-19 chưa có dấu hiệu được cải thiện.
Tại New Zealand, chỉ số niềm tin kinh doanh được thiết kế để cung cấp một cái nhìn tổng thể về tâm lý kinh doanh của các doanh nghiệp đối với triển vọng của doanh nghiệp và nền kinh tế. Cuộc khảo sát bao gồm khoảng 700 người trả lời. Chỉ số được tính bằng chênh lệch giữa tỷ lệ người đánh giá tích cực và người đánh giá tiêu cực.
Sản xuất và thương mại sản phẩm công nghiệp:
Sản xuất:
Chỉ số Hoạt động Sản xuất của BusinessNZ ở New Zealand đã tăng lên 60,7 vào tháng 6 năm 2021, từ mức 58,6 của tháng trước. Đây là lần thứ hai chỉ số này vượt mốc 60 điểm trong vòng 4 tháng, báo hiệu sự mở rộng sản xuất mạnh mẽ.
Sản lượng và đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng với tốc độ vững chắc, trong khi tốc độ tạo việc làm tăng nhanh nhất kể từ tháng 8 năm 2017.
Dự trữ thành phẩm và giao nguyên liệu thô tăng cho thấy nguồn cung hàng hóa khá dồi dào.
Chỉ số Hiệu suất Sản xuất Kinh doanh (PMI) là một chỉ số tổng hợp dựa trên các chỉ số lan tỏa về sản xuất, đơn đặt hàng mới, giao hàng, hàng tồn kho và việc làm. Chỉ số trên 50 cho thấy sự mở rộng của lĩnh vực sản xuất so với tháng trước; dưới 50 thể hiện sự co lại; trong khi 50 cho biết không thay đổi.
Giá trị của ngành chế biến, chế tạo của New Zealand trong quý đầu tiên của năm 2021 đã tăng 4,3% so với một năm trước đó, tăng nhanh so với mức 2,1% của quý IV/2020. Đây là mức tăng lớn nhất kể từ quý 3 năm 2016, với thiết bị vận tải, máy móc và thiết bị sản xuất có mức tăng lớn nhất, tăng 6,9% (208 triệu USD). Trên cơ sở điều chỉnh theo mùa, doanh số bán hàng sản xuất đạt mức cao nhất kỷ lục 27,0 tỷ NZD, tăng 0,4 % (113 triệu NZD) so với quý tháng 12 năm 2020
Thương mại:
Thương mại trong nước:
Tiêu dùng tại các siêu thị của New Zealand đã tăng trong tháng 6/2021.
Theo số liệu của Cơ quan Thống kê quốc gia New Zealand, tổng chi tiêu qua thẻ đã tăng 0,9% trong tháng 6/2021.
Chi tiêu qua thẻ cho hàng tiêu dùng, bao gồm chi tiêu cho cửa hàng tạp hóa và thực phẩm chuyên dụng, đã tăng 1,8% so với tháng 5/2021. Đây là mức tăng trưởng lớn nhất trong tháng 6/2021.
Các siêu thị đã chứng kiến mức tăng chi tiêu nhiều nhất trong tháng 6/2021. Với diễn biến thời tiết đặc biệt vào đầu và cuối tháng, người New Zealand có thể quan tâm đến việc tích trữ nguồn cung cấp thực phẩm mà họ hay dùng.
Trong khi hàng tiêu dùng có mức tăng lớn nhất, chi tiêu các mặt hàng khác vẫn ổn định trên diện rộng. Số liệu thống kê cho thấy, chi tiêu cho bán lẻ đã tăng 54 triệu NZD, tương đương 0,9% và tổng chi tiêu đã tăng 134 triệu NZD, tương đương 1,6% trong tháng 6/2021 so với tháng 5/2021.
Xuất nhập khẩu:
Xuất khẩu hàng hóa của New Zealand vào tháng 6 năm 2021 đã tăng 17,1% so với cùng kỳ năm 2020 lên mức cao kỷ lục mới 5,953 tỷ NZD, do doanh số bán gỗ tròn và sản phẩm gỗ đạt mức cao mới, với động lực chính là từ nhóm sản phẩm gỗ tròn.
Xuất khẩu thịt bò cũng đạt mức cao mới là 411 triệu NZD. Trung Quốc tiếp tục là thị trường tiêu thụ thịt bò lớn nhất của New Zealand (32%).
Nhập khẩu hàng hóa vào New Zealand vào tháng 6 năm 2021 tăng 23,5% so với cùng kỳ lên 5,692 tỷ NZD, do nhập khẩu mua phương tiện, phụ tùng và phụ kiện, đạt mức cao kỷ lục là 977 triệu NZD, trong đó chiếm tỷ trọng chính là ô tô con và phương tiện vận chuyển hàng hóa.
Nguồn: Báo cáo cung cấp thông tin về tình hình, chính sách, cơ hội hợp tác trong sản xuất công nghiệp, đầu tư, giao thương, chuyển giao công nghệ từ Australia và New Zealand - Số tháng 7/2021 thuộc nhiệm vụ “Cung cấp thông tin hai chiều phục vụ hợp tác sản xuất, đầu tư và giao thương một số mặt hàng công nghiệp tiêu biểu giữa Việt Nam và các thành viên CPTPP”
Xem Báo cáo đầy đủ tại đây.
Trung tâm thông tin
Công nghiệp và Thương mại
-
Từ ngày 1/1/2022, Trung Quốc sẽ áp dụng một số chính sách mới cho các mặt hàng nông lâm thủy sản xuất khẩu từ Việt Nam. Do đó, cùng với việc tuyên truyền phổ biến cho người dân, doanh nghiệp, cần có bước chuẩn bị kỹ lượng các điều kiện xuất khẩu nông sản đáp ứng được các tiêu chí mà phía Trung Quốc đưa ra.
-
Nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cho nhân dân môt số phường tại Hà Nội trong thời gian giãn cách xã hội do dịch bệnh COVID-19, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) phối hợp với Công ty CP Xúc tiến thương mại nông nghiệp Việt Nam tổ chức Điểm bán hàng nông sản, thực phẩm an toàn bình ổn giá tại 489 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.
-
Chiều 14/8, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk thông tin báo chí, dư luận liên quan đến hoạt động sản xuất, thu hoạch, tiêu thụ bơ, sầu riêng của tỉnh.
-
Theo báo cáo của một số doanh nghiệp phân phối trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, các đơn vị đã có kế hoạch dự trữ hàng hóa lương thực, thực phẩm thiết yếu để cung cấp trong 20 ngày đến 1 tháng nên hoàn toàn có thể đáp ứng đủ nhu cầu của người dân trong giai đoạn thành phố Đà Nẵng áp dụng biện pháp giãn cách xã hội là 1 tuần theo kế hoạch.