Tình hình hợp tác giao thương đối với mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam với thị trường CPTPP trong tháng 12/2024
Đánh giá tổng quan tình hình xuất khẩu mặt hàng sang thị trường CPTPP trong tháng
Xuất khẩu thủy sản tăng tốc trong nửa cuối năm 2024. Theo số liệu hải quan, kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 11/2024 tăng 16,67% so với tháng 11/2023, đạt gần 917,69 triệu USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản 11 tháng năm nay lên xấp xỉ 9,17 tỷ USD, dự tính cả năm 2024 sẽ đạt 10,24 tỷ USD, tăng khoảng 14,15% so với năm 2023.
Tính riêng xuất khẩu thủy sản sang các thị trường thành viên hiệp định CPTPP tháng 11/2024 đạt 237,3 triệu USD, tăng 7,54% so với tháng 11/2023. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang các thị trường này 11 tháng năm 2024 tăng 4,37% so với cùng kỳ năm trước, đạt xấp xỉ 2,31 tỷ USD.
Ước tính cả năm 2024 kim ngạch xuất khẩu ngành hàng sang các quốc gia đối tác thành viên hiệp định sẽ đạt 2,53 tỷ USD, tăng khoảng 4,65% so với năm trước, tăng 14,6% so với năm 2018 (thời điểm trước khi hiệp định CPTPP có hiệu lực và tăng 11,75% so với năm 2019 (năm đầu tiên CPTPP có hiệu lực). Những con số này cho thấy hiệu quả của hiệp định CPTPP đem lại cho hàng hóa xuất khẩu nói chung và cho thủy sản của Việt Nam nói riêng.
Cơ cấu thị trường xuất khẩu sang khối thị trường CPTPP trong tháng
Nhật Bản, Úc và Canada là ba thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong các thị trường thành viên hiệp định CPTPP, chiếm 85,59% tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang các quốc gia đối tác thành viên này 11 tháng năm 2024. Tuy nhiên, xuất khẩu sang Nhật Bản chỉ tăng nhẹ, thị trường Canada thì có mức tăng trưởng khá cao.
Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu dệt may sang Nhật Bản tháng 11/2024 chỉ tăng 2,49% so với tháng 11/2023 và 11 tháng năm nay chỉ tăng 1,42% so với cùng kỳ năm ngoái, ước cả năm 2024 tăng 2,6% so với năm 2023.
- Chi tiết xem tại đây;
Thực hiện: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và thương mại
-
Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đạt kết quả tốt, phần lớn do các doanh nghiệp đã chuyển hướng tập trung khai thác các dòng hàng khó, phức tạp, cũng như mở rộng thị trường xuất khẩu. Các đơn hàng xuất khẩu sang các thị trường mới đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng
-
Năm 2024, kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị phụ tùng từ thị trường CPTPP ước đạt 5,1 tỷ USD, tăng nhẹ 0,5% so với năm trước và chiếm 11% tỷ trọng trên tổng nhập khẩu nhóm hàng của Việt Nam, giảm nhẹ so với mức tỷ trọng 11,24% trong năm 2023.
-
Trong tháng 11/2024, tỷ trọng trị giá xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang CPTPP đạt 9,72% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước ra thế giới, đồng thời chiếm 0,96% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các thị trường thuộc CPTPP
-
Mặc dù Ấn Độ đã trở lại đường đua xuất khẩu gạo sau khi dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu, nhưng chính sách mới này cũng không gây tác động nhiều lên giá lúa gạo Việt Nam. Nhìn chung, thị trường gạo sẽ khá ổn định và không có nhiều rủi ro cao, bởi giống lúa của Ấn Độ khác với Việt Nam. Gạo Ấn Độ chủ yếu là gạo phẩm cấp thấp và xuất khẩu sang thị trường châu Phi