Tình hình hợp tác, giao thương đối với mặt hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ. phụ tùng của Việt Nam với thị trường CPTPP trong tháng 12/2024
Năm 2024, kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị phụ tùng từ thị trường CPTPP ước đạt 5,1 tỷ USD, tăng nhẹ 0,5% so với năm trước và chiếm 11% tỷ trọng trên tổng nhập khẩu nhóm hàng của Việt Nam, giảm nhẹ so với mức tỷ trọng 11,24% trong năm 2023.
Trong năm 2024, Nhật Bản tiếp tục là thị trường cung cấp máy móc thiết bị chủ yếu cho Việt Nam trong nhóm thị trường CPTPP. Riêng trong 11 tháng đầu năm 2024, kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này đạt 3,6 tỷ USD, giảm 2,4% so với cùng năm 2023, chiếm tỷ trọng 76,5% tổng giá trị nhập khẩu máy móc thiết bị từ thị trường CPTPP.
Cùng với Nhật Bản, nhập khẩu từ Singapore cũng giảm 9,3% xuống 200,8 triệu USD.
Ở chiều ngược lại, nhập khẩu từ Malaysia, Mexico, Canada và Australia đều ghi nhận tốc độ tăng trưởng khả quan 2 chữ số.
Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu
Trong năm 2024, nhóm máy móc, thiết bị điện, điện tử là nhóm hàng được nhập khẩu nhiều nhất vào Việt Nam, chiếm khoảng 42% tỷ trọng trên tổng trị giá nhập khẩu máy móc thiết bị của Việt Nam từ thị trường CPTPP. Trong đó, mã HS 8517 (Bộ điện thoại, kể cả điện thoại cho mạng di động tế bào hoặc mạng không dây khác; thiết bị khác để truyền hoặc nhận tiếng, hình ảnh hoặc dữ liệu khác, kể cả các thiết bị viễn thông nối mạng hữu tuyến hoặc không dây) đạt kim ngạch nhập khẩu cao nhất với 499,3 triệu USD, chiếm tỷ trọng 9,7% tổng nhập khẩu mặt hàng này từ thị trường CPTPP. Tiếp đến là thiết bị điện để đóng ngắt mạch (HS 8536) chiếm 6,8%; biến thế điện, máy biến đổi điện tĩnh (HS 8504) chiếm 3,4%; ắc quy điện (HS 8507) chiếm 3,3%...
- Chi tiết xem tại đây;
Thực hiện: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và thương mại
-
Trong tháng 11/2024, tỷ trọng trị giá xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang CPTPP đạt 9,72% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước ra thế giới, đồng thời chiếm 0,96% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các thị trường thuộc CPTPP
-
Mặc dù Ấn Độ đã trở lại đường đua xuất khẩu gạo sau khi dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu, nhưng chính sách mới này cũng không gây tác động nhiều lên giá lúa gạo Việt Nam. Nhìn chung, thị trường gạo sẽ khá ổn định và không có nhiều rủi ro cao, bởi giống lúa của Ấn Độ khác với Việt Nam. Gạo Ấn Độ chủ yếu là gạo phẩm cấp thấp và xuất khẩu sang thị trường châu Phi
-
Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang các thị trường thuộc Hiệp định CPTPP ghi nhận những kết quả tích cực, phản ánh hiệu quả của việc tận dụng các ưu đãi thuế quan và cải tiến chiến lược thương mại. Kim ngạch xuất khẩu cà phê sang khu vực này đạt 612,68 triệu USD
-
Ngành da giày là một trong những ngành đã tận dụng tốt những Hiệp định thương mại tự do nói chung cũng như CPTPP nói riêng, Việt Nam hiện là nước đứng thứ 3 trên thế giới (sau Trung Quốc và Ấn Độ) về sản xuất và đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu giày dép, sang các thị trường trên thế giới.