Tình hình hợp tác giao thương đối với mặt hàng dệt may của Việt Nam với thị trường CPTPP trong tháng 12/2024
Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đạt kết quả tốt, phần lớn do các doanh nghiệp đã chuyển hướng tập trung khai thác các dòng hàng khó, phức tạp, cũng như mở rộng thị trường xuất khẩu. Các đơn hàng xuất khẩu sang các thị trường mới đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng. Theo số liệu hải quan, kim ngạch xuất khẩu dệt may tháng 11/2024 tăng 10,93% so với tháng 11/2023, đạt 3,05 tỷ USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may 11 tháng năm nay lên xấp xỉ 33,6 tỷ USD, tăng 10,62% so với cùng kỳ năm ngoái. Ước năm 2024, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng dệt may sẽ đạt khoảng 37 tỷ USD.
Mặc dù thế giới liên tục có những diễn biến khó lường như xung đột leo thang ở nhiều khu vực, giá xăng dầu, cước vận tải biến động mạnh, kinh tế nhiều quốc gia phục hồi chậm, tổng đầu tư toàn cầu giảm, và thiên tai, biến đổi khí hậu… nhưng việc tận dụng tốt các FTA cũng đã giúp các doanh nghiệp cải thiện kết quả kinh doanh.
Có thể thấy Hiệp định CPTPP đã góp phần định hình một xu thế phát triển đa dạng hóa thị trường có tính toàn cầu, bao gồm cả đa dạng hóa đối tác, khách hàng và đa dạng hóa sản xuất các mặt hàng. Thực tế rõ ràng, bên cạnh thị trường truyền thống và lớn như Nhật Bản, doanh nghiệp dệt may Việt Nam còn tiếp cận tốt với các thị trường mới và khó như Canada, New Zealand hay Mexico.
Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng dệt may của Việt Nam sang các nước đối tác thành viên hiệp định CPTPP tháng 11/2024 tăng 6,04 % so với tháng 11/2023, đạt 607,08 triệu USD, nâng kim ngạch xuất khẩu dệt may sang các thị trường này 11 tháng năm nay lên 6,14 tỷ USD, tăng 8,11 % so với cùng kỳ năm ngoái, ước cả năm 2024 sẽ đạt trên 6,72 tỷ USD.
- Chi tiết xem tại đây;
Thực hiện: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và thương mại
-
Năm 2024, kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị phụ tùng từ thị trường CPTPP ước đạt 5,1 tỷ USD, tăng nhẹ 0,5% so với năm trước và chiếm 11% tỷ trọng trên tổng nhập khẩu nhóm hàng của Việt Nam, giảm nhẹ so với mức tỷ trọng 11,24% trong năm 2023.
-
Trong tháng 11/2024, tỷ trọng trị giá xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang CPTPP đạt 9,72% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước ra thế giới, đồng thời chiếm 0,96% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các thị trường thuộc CPTPP
-
Mặc dù Ấn Độ đã trở lại đường đua xuất khẩu gạo sau khi dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu, nhưng chính sách mới này cũng không gây tác động nhiều lên giá lúa gạo Việt Nam. Nhìn chung, thị trường gạo sẽ khá ổn định và không có nhiều rủi ro cao, bởi giống lúa của Ấn Độ khác với Việt Nam. Gạo Ấn Độ chủ yếu là gạo phẩm cấp thấp và xuất khẩu sang thị trường châu Phi
-
Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang các thị trường thuộc Hiệp định CPTPP ghi nhận những kết quả tích cực, phản ánh hiệu quả của việc tận dụng các ưu đãi thuế quan và cải tiến chiến lược thương mại. Kim ngạch xuất khẩu cà phê sang khu vực này đạt 612,68 triệu USD