Tình hình hợp tác giao hương đối với mặt hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, của Việt Nam với thị trường CPTPP trong tháng 11/2024
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tháng 10/2024, kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng vào Việt Nam đạt 4,3 tỷ USD, tăng 6,4% so với tháng 9/2024 và tăng 20% so với tháng 10/2023; chiếm tỷ trọng 12,72% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước.
Tính chung 10 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị của cả nước đạt 39,7 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2023; chiếm tỷ trọng 12,7% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước.
Riêng với nhóm thị trường thành viên CPTPP, kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị phụ tùng từ thị trường CPTPP trong tháng 10/2024 đạt 508,4 triệu USD, tăng 22,6% so với tháng trước và tăng 12,9% so với tháng 10/2023. Tính chung trong 10 tháng đầu năm 2024, kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này đạt 4,25 tỷ USD, tăng nhẹ 0,6% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 10,5% tỷ trọng trên tổng nhập khẩu nhóm hàng của Việt Nam, giảm so với mức tỷ trọng 12,2% trong 10 tháng đầu năm 2023.
Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu
Trong 10 tháng đầu năm 2024, nhóm máy móc, thiết bị điện, điện tử là nhóm hàng được nhập khẩu nhiều nhất vào Việt Nam, chiếm 42% tỷ trọng trên tổng trị giá nhập khẩu máy móc thiết bị của Việt Nam từ thị trường CPTPP. Trong đó, mã HS 8517 (Bộ điện thoại, kể cả điện thoại cho mạng di động tế bào hoặc mạng không dây khác; thiết bị khác để truyền hoặc nhận tiếng, hình ảnh hoặc dữ liệu khác, kể cả các thiết bị viễn thông nối mạng hữu tuyến hoặc không dây) đạt kim ngạch nhập khẩu cao nhất với 416 triệu USD, chiếm tỷ trọng 6,9% tổng nhập khẩu mặt hàng này từ thị trường CPTPP. Tiếp đến là: Thiết bị điện để đóng ngắt mạch (HS 8536) chiếm 4,8%; biến thế điện, máy biến đổi điện tĩnh (HS 8504) chiếm 2,4%; ắc quy điện (HS 8507) chiếm 2,4%...
Cơ cấu thị trường nhập khẩu
Trong tháng 10/2024, nhập khẩu máy móc phụ tùng từ thị trường lớn nhất trong nhóm CPTPP là Nhật Bản đạt 308,2 triệu USD, giảm gần 6% so với tháng trước và giảm 6,9% so với tháng 10/2023. Ngoài ra, nhập khẩu từ Malaysia cũng giảm 8,4% so với tháng trước, đạt 60,1 triệu USD. Trong khi đó, nhập khẩu từ các thị trường còn lại đều tăng khá.
Trong 10 tháng đầu năm 2024, Nhật Bản là thị trường cung cấp máy móc thiết bị chủ yếu cho Việt Nam trong nhóm thị trường CPTPP, với kim ngạch đạt 3,25 tỷ USD, giảm 1,9% so với cùng năm 2023, chiếm tỷ trọng 76,5% tổng giá trị nhập khẩu máy móc thiết bị từ thị trường CPTPP.
- Xem chi tiết tại đây;
Nguồn: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mai
-
Trong 10 tháng đầu năm 2024, mặt hàng giày dép của Việt Nam tiếp tục duy trì là một trong 10 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất sang khối CPTPP, chiếm tỷ trọng 5,5% trong tổng các mặt hàng xuất khẩu; xếp sau các mặt hàng như Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; Hàng dệt, may; Điện thoại các loại và linh kiện; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện …
-
Hoạt động xuất khẩu ngành hàng sang các thị trường thành viên hiệp định CPTPP cũng tăng trưởng tích cực khi kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường này ngày càng mở rộng. Trong đó, Canada, Úc, Mexico… tiếp tục là những thị trường điểm sáng tiềm năng.
-
Tháng 10/2024 là tháng ghi nhận đà tăng trưởng mạnh mẽ trong ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam khi xuất khẩu thủy sản trong tháng đạt mức đỉnh trên 1 tỷ USD. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tháng 10/2024 tăng 10,89% so với tháng 9/2024 và tăng 21,71% so với tháng 10/2023, đạt 1,02 tỷ USD
-
Theo số liệu của Trademap, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Úc trong 10 tháng năm 2024 đạt 286,5 tỷ USD và nhập khẩu đạt 237,5 tỷ USD. Theo đó, thặng dư thương mại của Úc trong giai đoạn này đạt 49 tỷ USD.