Tình hình cung - cầu, giá cả thị trường ngày 30 Tết
Không khí mua sắm Tết trong ngày cuối cùng của năm âm lịch 2023 vẫn khá nhộn nhịp, nguồn cung hàng hoá dồi dào, sức mua giảm nhẹ đôi chút so với những ngày trước đó.
1. Tình hình cung - cầu, giá cả trên thị trường
Không khí mua sắm Tết trong ngày cuối cùng của năm âm lịch 2023 vẫn khá nhộn nhịp, nguồn cung hàng hoá dồi dào, sức mua giảm nhẹ đôi chút so với những ngày trước đó. Năm nay, người dân có xu hướng tập trung mua sắm muộn hơn những năm trước, lượng mua tăng dần đều vào tuần sau ngày 23 tháng Chạp do phải cân đối kế hoạch mua sắm với lương và thưởng cuối năm. Đến ngày 30 Tết, người tiêu dùng hầu hết chỉ tập trung mua sắm các mặt hàng thực phẩm tươi sống, rau xanh và hoa, quả để làm cơm cúng tất niên, giao thừa. Các mặt hàng khác (đồ khô, bánh mứt kẹo, rượu bia, nước giải khát…) đã được mua sắm từ những ngày trước đó. Người dân mua sắm tại chợ, siêu thị tập trung đông trong cả ngày 30 Tết.
Nguồn cung các mặt hàng phục vụ Tết tại siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích rất phong phú, đa dạng kết hợp với một số chương trình khuyến mại, giảm giá sâu vào những ngày sát Tết nên giá cả hàng hoá ổn định so với ngày thường và chỉ tăng nhẹ so với Tết năm trước (chủ yếu đã tăng từ trong năm) do giá đầu vào tăng. Với chất lượng hàng hóa đảm bảo, thuận tiện cho mua sắm nhiều loại, giá cả ổn định, nhiều mặt hàng giá thấp hơn ở chợ truyền thống, có giao hàng tận nhà nên loại hình phân phối hiện đại ngày càng thu hút người dân đến mua hàng. Tại các chợ truyền thống, nguồn cung cũng được tăng cường và khá dồi dào nhưng nhu cầu mua sắm thấp hơn so với năm trước và chủ yếu tập trung vào các loại thực phẩm tươi sống, trái cây và rau, củ, quả với giá cả có xu hướng tăng so với ngày thường nhưng không xảy ra tình trạng thiếu hàng hoặc tăng giá bất hợp lý.
Tới thời điểm hiện nay, giá hầu hết các mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết không tăng đột biến, giá thịt lợn ổn định so với ngày 29 và tương đương so với năm trước; giá tôm sú loại to tăng khoảng 5% hoặc tương đương so với những ngày trước; giá gạo tẻ chất lượng cao và gạo nếp ổn định do người dân đã mua sắm từ trước Tết. Một số loại hàng hóa khác như thịt gà, thịt bò, giá tương đương so với ngày 29 Tết. Giá các loại trái cây phục vụ cúng lễ tăng khoảng 5%, giá hoa tươi, rau củ ổn định so với ngày trước. So với cùng kỳ năm trước, giá rau củ và một số loại hoa như cúc, ly, lay-ơn, hoa hồng rẻ hơn khoảng 5-15% năm trước và không xảy ra hiện tượng khan hiếm.
Đến thời điểm hiện nay, Giá cả một số mặt hàng cụ thể như sau:
+ Mặt hàng lương thực: Giá cả các loại gạo tẻ chất lượng cao và gạo nếp ngon phục vụ nhu cầu Tết Nguyên đán có xu hướng tăng nhẹ, khoảng 5-10% (tùy thời điểm và khu vực) so với ngày thường, gạo tẻ thường vẫn giữ mức ổn định. Nhìn chung so với cùng kỳ năm trước, giá các loại gạo ở mức cao hơn từ 5-15% nhưng không xảy ra tình trạng mất cân đối cung cầu. So với ngày 29 Tết, giá có xu hướng ổn định, cụ thể:
Đơn vị tính: đồng/kg
|
Miền Bắc |
Miền Nam |
Gạo tẻ chất lượng cao |
22.000 – 45.000 |
20.000 – 42.000 |
Gạo nếp |
28.000 - 37.000 |
27.000– 33.000 |
+ Mặt hàng thực phẩm tươi sống: Thị trường thực phẩm tươi sống tương đối sôi động trong ngày 30 Tết. Như thường lệ, giá thịt lợn có xu hướng tăng nhẹ trong những ngày gần Tết do nhu cầu tiêu thụ cao nhưng nguồn cung vẫn được bảo đảm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Giá thịt bò, gà tăng từ 5-15% so với ngày thường. So với ngày 29 Tết, giá hầu hết các mặt hàng ổn định hoặc chỉ tăng nhẹ, không đáng kể.
Hiện giá thịt lợn phổ biến ở mức: mông sấn 90.000-100.000đ/kg, giá thịt lợn thăn, ba chỉ 110.000-140.000đ/kg; thịt bò thăn loại I từ 250.000-270.000đ/kg; giá gà ta lông 120.000-150.000đ/kg; giá tôm lớt (loại 26-30 con/kg): 300.000-400.000đ/kg (ổn định so với năm trước)...
+ Rau, củ, trái cây: Do thời tiết thuận lợi nên nguồn cung rau củ quả khá dồi dào, đa dạng, giá cả ổn định. So với ngày 29 Tết, giá các loại rau, củ ổn định, một số loại rau xanh tại chợ tăng nhẹ tại phía Bắc do mưa, rét dịp sát Tết. Giá một số loại rau củ hiện phổ biến như sau: bắp cải: 10.000-15.000 đ/kg, su hào: 5.000 đ/củ, xà lách: 15.000-30.000 đ/kg, cà chua: 14.000-20.000 đ/kg (tùy địa phương), khoai tây: 20.000-30.000 đ/kg, súp lơ: 10.000-15.000 đ/cây...
Đối với mặt hàng trái cây: Giá một số loại trái cây ngon để trưng cúng trong dịp Tết như cam canh, quýt đường, thanh long, xoài cát Hòa Lộc, vú sữa... ổn định so với ngày hôm trước nhưng tăng nhẹ so với ngày thường.
+ Hoa, cây cảnh: Sức mua các loại hoa, cây cảnh có xu hướng tăng so với những ngày trước nhưng giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước. Năm nay, do thời tiết thuận lợi cho sự phát triển của hoa, cây cảnh nên nguồn cung dồi dào cộng thêm việc sức mua yếu nên giá cũng có xu hướng giảm so với năm trước. Giá một số loại hoa phổ biến như sau: Hoa ly từ 200.000 - 300.000 đ/chục cành; Lay-ơn từ 80.000 - 120.000 đ/chục; cúc đại đóa khoảng 50.000 - 70.000 đ/chục; hoa hồng 50.000 - 100.000 đ/chục (loại hồng có cành lộc giá cao hơn và ở mức khoảng 120.000 – 150.000 đ/chục)...
+ Mặt hàng thực phẩm chế biến: Giá ổn định so với ngày 29 Tết và tương đương so với cùng kỳ năm ngoái do giá mặt hàng thịt lợn ở mức tương đương. Cụ thể: Giá giò lụa hiện phổ biến từ 130.000-150.000 đ/kg, giá giò bò khoảng 280.000-300.000 đ/kg, giá bánh chưng giao động từ 40.000-70.000 đ/cái (tùy vào kích cỡ, khối lượng).
+ Mặt hàng rượu, bia, bánh mứt kẹo: Giá các mặt hàng rượu bia, bánh mứt kẹo tương đối ổn định so với ngày thường và tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước do chi phí tăng. So với ngày 29 Tết, giá có xu hướng ổn định. Cụ thể giá một số loại hiện phổ biến như sau: Bia lon Hà Nội giá từ 260.000-280.000 đ/thùng; bia lon Saigon giá từ 330.000-350.000 đ/thùng; bia lon Heniken giá từ 440.000-450.000đ/thùng; Cocacola giá từ 180.000-190.000đ/thùng; Vodka Hà Nội 700ml giá từ: 120-130.000đ/chai; Mứt Hà Nội giá từ 59.000-85.000đ/hộp 200-300gram; Hạt bí giá từ: 110.000-160.000đ/kg…
Dự báo: Nguồn cung hàng hóa dồi dào, phong phú giúp người tiêu dùng có nhiều lựa chọn trong việc mua sắm vào dịp Tết. Bên cạnh đó, việc các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích mở cửa phục vụ người dân tới cuối ngày 30 Tết và mở cửa trở lại phục vụ sau Tết sớm góp phần hạn chế tâm lý mua trữ hàng của người dân, do vậy giá cả hàng hóa trên thị trường nhìn chung sẽ không biến động nhiều.
2. Tình hình sản xuất kinh doanh hàng phục vụ Tết của các đơn vị khối sản xuất ngành Công Thương tính đến ngày 29 tết
a. Tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp ngành công nghiệp trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
- Đối với ngành Công nghiệp thực phẩm: Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trong dịp Tết Nguyên Đán, các doanh nghiệp sản xuất ngành công nghiệp thực phẩm đã có kế hoạch sản xuất và hệ thống các nhà phân phối đã chuẩn bị dự trữ một lượng hàng hóa lớn. Nguồn cung các mặt hàng phục vụ Tết tại siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích khá phong phú, đa dạng nên tình hình hàng hóa về cơ bản đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp thực phẩm thực hiện chế độ nghỉ Tết theo lịch công bố của Chính phủ.
- Đối với ngành khoáng sản: Các doanh nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản thực hiện chế độ nghỉ Tết theo lịch công bố của Chính phủ.
- Đối với các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
Hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đều tạm dừng sản xuất để nghỉ Tết, chỉ trừ một số doanh nghiệp trong ngành Giấy, Xi măng, Thép... vẫn duy trì sản xuất một sản lượng nhất định do đặc thù dây chuyền sản xuất phải vận hành liên tục của các ngành này. Một số doanh nghiệp trong các ngành khác như điện tử, ô tô... vẫn duy trì vận hành một số bộ phận/dây chuyền có tính chất sản xuất liên tục (như dây chuyền sơn tĩnh điện trong các doanh nghiệp ô tô...), tuy nhiên không sản xuất ra sản phẩm hoàn chỉnh mới.
- Đối với ngành thép: các doanh nghiệp ngành thép vẫn duy trì sản xuất liên tục trong dịp Tết do dây chuyền sản xuất phải vận hành liên tục
- Đối với ngành dệt may – da giày và điện tử: các doanh nghiệp đều cho lao động nghỉ Tết theo lịch công bố của Chính phủ.
b. Tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp ngành dầu khí trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Đối với Ngành dầu khí
- Công tác an toàn và duy trì chế độ trực 24/24h được các nhà thầu dầu khí/đơn vị triển khai thực hiện nghiêm túc, không có sự cố xảy ra.
- Khai thác dầu, khí tại các mỏ; hệ thống các đường ống dẫn khí (Rạng Đông - Bạch Hổ - Phú Mỹ, Nam Côn Sơn, PM3 - Cà Mau); sản xuất tại Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, các nhà máy Đạm Cà Mau, Đạm Phú Mỹ đạt 100% công suất; các nhà máy điện của Tập đoàn (Cà Mau 1, Cà Mau 2, Nhơn Trạch 1, Nhơn Trạch 2, Vũng Áng 1) đều hoạt động bình thường.
TT |
Chỉ tiêu |
Đơn vị |
Thực hiện trong ngày 08/02/2024 (tức ngày 29 Tết) |
Lũy kế TH từ đầu năm đến hết ngày báo cáo |
I |
Tổng khai thác qui dầu (1+2) |
Nghìn tấn |
41,97 |
1.777,3 |
1 |
Khai thác dầu thô (a+ b) |
Nghìn tấn |
27,22 |
1.081,3 |
a |
Trong nước |
Nghìn tấn |
22,52 |
893,8 |
b |
Nước ngoài |
Nghìn tấn |
4,70 |
187,4 |
2 |
Khai thác khí |
Triệu m3 |
14,75 |
696,1 |
II |
Sản xuất sản phẩm khác |
|
|
|
1 |
LPG |
Nghìn tấn |
2,19 |
96,7 |
2 |
Điện |
Triệu kWh |
35,18 |
1.540,6 |
3 |
Đạm |
Nghìn tấn |
4,66 |
204,4 |
4 |
Xăng dầu các loại |
Nghìn tấn |
26,43 |
744,5 |
5 |
Polypropylen |
Nghìn tấn |
0,49 |
19,0 |
Đối với các doanh nghiệp ngành than (Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và Tổng công ty Đông Bắc)
Trong ngày Tết công tác an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ… được bảo đảm. |
||||
TT |
Chỉ tiêu |
ĐVT |
Thực hiện trong ngày 08/02/2024 |
Lũy kế |
1 |
Than sạch sản xuất |
nghìn tấn |
- |
- |
2 |
Than tiêu thụ |
nghìn tấn |
31,34 |
31,34 |
- |
Xuất khẩu |
nghìn tấn |
|
|
- |
Trong nước |
nghìn tấn |
31,34 |
31,34 |
|
+ Hộ điện |
nghìn tấn |
31,34 |
31,34 |
|
+ Hộ khác |
nghìn tấn |
- |
- |
3 |
Than nhập khẩu |
nghìn tấn |
21,50 |
21,50 |
c. Tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp ngành hóa chất trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Theo báo cáo 1 số đơn vị vẫn hoạt động sản xuất trong kì nghỉ tết cụ thể:
(i) Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình sản xuất ngày 8 tháng 2 năm 2024 đạt:
- Amoniac 946,58 tấn, phụ tải 277.
- Ure 1317, phụ tải 240.
(ii) Công ty CP DAP sản xuất ổn định, sản lượng đạt 946 tấn DAP, cao tải đạt 93% công suất.
(iii) Công ty CP DAP2 có công suất bình quân ngày từ 72-74%, sản lượng mỗi xưởng đạt:
- Xưởng SA sản lượng 897,59 tấn H2SO4.
- Xưởng PA sản lượng 205,61 tấn P2O5.
- Xưởng DAP sản lượng 1020 tấn DAP.
3. Tình hình kiểm tra, kiểm soát và bình ổn thị trường
a. Công tác trực Tết
Khối các Cơ quan Tổng cục và lực lượng QLTT cả nước đã phân công lãnh đạo, công chức và bố trí lực lượng thường trực 24/24 trong những ngày nghỉ Tết Nguyên đán để chủ động kiểm tra, kiểm soát thị trường, triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Bộ Công Thương và Tổng cục Quản lý thị trường, cụ thể: Kế hoạch số 115/KH-BCĐ389 ngày 08/12/2023 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết nguyên đán Giáp Thìn 2024 Chỉ thị số 13/CT-BCT ngày 30/10/2023 của Bộ Công Thương về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2023 và dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024; Chỉ thị số 16/CT-BCT ngày 25/12/2023 về việc tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024; Chỉ thị 01/CT-BCT ngày 02/01/2024 về triển khai Công điện số 1437/CĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện các giải pháp bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp; Kế hoạch số 09/KH-TCQLTT ngày 08/11/2023 về cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2023 và dịp trước, trong, sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024; Công văn số 2810/TCQLTT-CNV ngày 08/12/2023 chỉ đạo Cục QLTT các tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu.
Đối với mặt hàng xăng dầu, không có cửa hàng xăng dầu tạm ngưng hoạt động; không phát hiện cơ sở kinh doanh xăng dầu có hành vi bán giá cao hơn giá niêm yết, đầu cơ, găm hàng, tạo khan hiếm nguồn cung xăng dầu; các cửa hàng kinh doanh xăng dầu đều mở cửa hoạt động theo đúng thời gian đăng ký bán hàng.
b. Tình hình chỉ đạo kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm
Từ ngày 08/02/2024 đến ngày 09/02/2024, theo báo cáo nhanh của lực lượng QLTT, lực lượng QLTT kiểm tra, xử lý 01 vụ vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính 11,5 triệu đồng.
4. Tình hình cung cấp điện cho sản xuất và sinh hoạt
a. Phụ tải hệ thống điện:
Chi tiết về sản lượng điện ngày (A), công suất cực đại (Pmax) trong ngày 29 Tết chi tiết trong bảng sau:
Ngày 08/02/2024 (Ngày 29 Tết Giáp Thìn)
08/02 (29 Tết) |
Sản lượng ngày (triệu kWh) (*) |
Công suất cực đại (MW) (*) |
||
2024 |
So với 29 Tết |
2024 |
So với 29 Tết |
|
Quốc Gia |
522,8 |
+11,1% |
28.469 |
+8,2% |
Miền Bắc |
247,3 |
+7,4% |
15.255 |
+8,4% |
Miền Trung |
57,5 |
+16,9% |
3.195 |
+3,6% |
Miền Nam |
218,9 |
+15,2% |
10.198 |
+9,9% |
TCTĐL Hà Nội |
44,2 |
+4,0% |
2.860 |
+3,0% |
TCTĐL Tp HCM |
59,9 |
+28,5% |
2.525 |
+14,9% |
b. Tình hình cung cấp khí:
- Khí Nam Côn Sơn: sản lượng tiêu thụ khí Nam Côn Sơn của các nhà máy điện ngày 08/02/2024 đạt 7,8 triệu m3.
- Khí Cà Mau: Sản lượng tiêu thụ khí của các nhà Cà Mau 1 và Cà Mau 2 ngày 08/02/2024 đạt 2,8 triệu m3.
Đánh giá chung: Các nguồn cung cấp khí đảm bảo cho công suất khả dụng của các nhà máy điện sử dụng khí.
d. Tình hình vận hành nguồn điện:
- Các nhà máy điện vận hành ổn định trong ngày 29 Tết (08/02/2024), hệ thống điện luôn đảm bảo dự phòng.
- Từ 21:13 đến 22:58 xảy ra sự cố tổ máy S2 nhà máy điện Thái Bình 2 do lỗi tín hiệu mức nước bao hơi.
e. Tình hình vận hành lưới điện truyền tải 500-220 kV:
Lưới điện truyền tải vận hành ổn định, không xảy ra sự cố gây ngừng, giảm cung cấp điện.
-
Lưới điện 500 kV: không có sự cố
-
Lưới điện 220kV, 110kV: không có sự cố
-
Điện áp cao: Xuất hiện hiện tượng điện áp cao tại một số nút do phụ tải giảm thấp ngày Tết. Bộ Công Thương tiếp tục đôn đốc và phối hợp với các đơn vị A0/Ax để tiếp tục theo dõi để đảm bảo vận hành hệ thống điện.
g. Tình hình vận hành lưới điện từ 110 kV trở xuống:
- Lưới điện 110kV vận hành ổn định, an toàn, không gây ngừng giảm cung cấp điện.
- Đối với lưới điện trung thế: các Tổng công ty Điện lực đã thực hiện tốt việc cung ứng điện, đảm bảo đáp ứng nhu cầu phụ tải điện. Trong đó, việc cung cấp điện cho các Thành phố lớn như Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cơ bản được đảm bảo. Có xảy ra một số sự cố nhỏ ở lưới điện trung thế nhưng đã được các đơn vị điện lực khắc phục nhanh chóng, khôi phục cung cấp điện cho khách hàng.
h. Đánh giá chung về cung cấp điện cho ngày 29 Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024:
- Về tình hình cung cấp điện cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong ngày 29 Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 của cả nước: Tình hình cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia được đảm bảo, không xảy ra sự cố lớn về nguồn điện và lưới điện. Đã xảy ra một số sự cố nhỏ trên lưới điện trung thế nhưng đã được khắc phục nhanh chóng, khôi phục cung cấp điện cho phụ tải điện.
- Về cung cấp điện cho các thành phố lớn như thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trong ngày 29 Tết: được thực hiện tốt.
5. Tình hình phòng chống cháy nổ, an toàn lao động trong ngành Công Thương
Theo báo cáo của các Tập đoàn, Tổng Công ty trong ngành Công thương, đến thời điểm 9 giờ 30 phút ngày 09 tháng 02 năm 2024 (tức ngày 30 tháng Chạp Tết Giáp Thìn), các đơn vị các Tập đoàn, Tổng Công ty trong Ngành không để xảy ra tai nạn lao động hoặc sự cố cháy nổ.
6. Tình hình thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Đến thời điểm hiện tại, Bộ Công Thương không nhận được bất kỳ phản ánh, báo cáo vụ việc vi phạm theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013 trong tặng quà, nhận quà trái quy định; sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi; nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 của các cơ quan, đơn vị, cá nhân thuộc Bộ. Đồng thời, Bộ Công Thương chưa phát hiện vụ việc vi phạm theo quy định Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013 trong tặng quà, nhận quà trái quy định; sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi; nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Nguồn: Moit.gov
-
Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ trân trọng mời cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam tham dự Hội chợ Thực phẩm & Khách sạn Quốc tế (AAHAR) lần thứ 38 diễn ra từ ngày 7 đến 11 tháng 3 năm 2024 tại Trung tâm Triển lãm Pragati Maidan, thủ đô New Delhi, Ấn Độ.
-
Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi thương nhân đầu mối sản xuất xăng dầu; thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu; thương nhân phân phối kinh doanh xăng dầu yêu cầu đảm bảo nguồn cung ứng xăng dầu cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
-
Khi thế giới xảy ra nhiều biến động, những quốc gia tự sản xuất được nhiều lương thực như Việt Nam đã cho thấy lợi thế về an ninh lương thực, thực phẩm.
-
Để tháo gỡ những khó khăn về tín dụng, ngay từ đầu năm, Ngân hàng Nhà nước đã thông báo giao toàn bộ hạn mức tín dụng cho các Ngân hàng thương mại.