Tỉnh Gia Lai đẩy mạnh công tác tập huấn thương mại điện tử cho doanh nghiệp
Theo Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử Việt Nam năm 2023 tăng trên 25% so với năm trước và đạt 25 tỷ USD, trong đó, quy mô bán lẻ hàng hoá trực tuyến đạt 17,3 tỷ USD. Trong thời đại chuyển đổi số hiện nay, thương mại điện tử không chỉ là sân chơi của các "ông lớn" mà còn mở ra cơ hội rộng lớn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) hiện thực hóa ước mơ vươn xa.
Mặc dù thương mại điện tử hứa hẹn nhiều cơ hội phát triển nhưng hiện nay, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Gia Lai vẫn chưa tận dụng hết tiềm năng của kênh bán hàng này. Một trong những nguyên nhân chính là do thiếu kiến thức chuyên sâu về thương mại điện tử. Các doanh nghiệp chưa nắm vững quy định của các sàn, chưa khai thác hiệu quả các công cụ hỗ trợ trí tuệ nhân tạo (AI). Điều này khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc xây dựng và triển khai các chiến lược kinh doanh hiệu quả trên môi trường trực tuyến.
Sở Công Thương tỉnh Gia Lai đã triển khai nhiều giải pháp quyết liệt để khắc phục tình trạng này. Theo đó, Sở Công Thương phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật (Bộ Công Thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
Tại lớp tập huấn, các giảng viên truyền đạt một số nội dung về tình hình thương mại điện tử hiện nay; khuôn khổ pháp lý trong kinh doanh thương mại điện tử cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; các bước triển khai ứng dụng thương mại điện tử trong khởi sự kinh doanh; giới thiệu mô hình kinh doanh thương mại điện tử phổ biến và thành công hiện nay; đánh giá mức độ phù hợp của các mô hình với tình hình thực tế của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, các giảng viên đã tập trung hướng dẫn cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh những công việc cần chuẩn bị cho việc khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử như: lựa chọn sản phẩm kinh doanh; trang bị kiến thức; xây dựng kịch bản thu hút khách hàng tiềm năng; xây dựng quy trình, chính sách bán hàng, xử lý đơn hàng, chăm sóc khách hàng trên các nền tảng thương mại điện tử.
Đặc biệt, các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh còn được nghe những chia sẻ kinh nghiệm, đồng thời được hướng dẫn thực hành livestream sản phẩm của mình trên sàn thương mại điện tử và các nền tảng mạng xã hội Facebook, Youtube, TikTok…
Hoạt động tập huấn giúp các chủ doanh nghiệp tại địa phương nâng cao trình độ sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ năng livestream để quảng bá hình ảnh sản phẩm của doanh nghiệp trên điện thoại thông minh. Đồng thời hỗ trợ, thúc đẩy việc ứng dụng rộng rãi chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại đối với chủ doanh nghiệp, hợp tác xã. Đặc biệt, việc hướng dẫn trực tiếp cách thức bán hàng trực tuyến (livestream), xây dựng các gian hàng trên nền tảng số sẽ giúp cho các doanh nghiệp và hợp tác xã tăng thêm cơ hội kết nối giao thương và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nội địa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp nông thôn tại địa phương.
Thùy Ngân (VITIC) tổng hợp
-
Thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 5/1/2024 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 158/QĐ-BCT ngày 26/1/2024 phê duyệt chương trình hành động của Bộ Công Thương để triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết 02/NQ-CP.
-
Ngày 6/12/2024, tại Hà Nội đã diễn ra Tọa đàm "Ngành gỗ Việt Nam trước thay đổi của thị trường xuất khẩu" do Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST), Hiệp hội Chế biến gỗ tỉnh Bình Dương (BIFA), Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ Thành phố Hồ Chí Minh (HAWA), Hiệp hội Gỗ và Thủ công Mỹ nghệ Đồng Nai (DOWA), Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định (FPA Bình Định) cùng Forest Trends phối hợp tổ chức.
-
Ngày 27/11, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC) đã diễn ra lễ khai mạc Triển lãm quốc tế công nghiệp hóa chất Việt Nam lần thứ 20 (Vinachem Expo 2024). Sự kiện Vinachem Expo 2024 được tổ chức đồng thời cùng với 7 nhóm triển lãm quốc tế chuyên ngành thuộc ngành Công Thương.
-
Các doanh nghiệp Việt Nam cần có kế hoạch cụ thể trước khi cơ chế CBAM bước vào giai đoạn chính thức
Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon là cơ chế mới lần đầu tiên áp dụng trên thế giới và châu Âu là vùng đầu tiên khởi xướng áp dụng Cơ chế CBAM. Là một phần gói “Fit for 55” của EU, CBAM mục tiêu đến năm 2030 giảm phát thải khí nhà kính trong EU ít nhất 55%, sẽ tác động không nhỏ đối với xuất khẩu của các quốc gia.