Tin kinh tế và chính sách nổi bật tuần đến 5-6-2020
08/06/2020 15:00
Tuần qua, do tác động của giá vàng thế giới, giá vàng trong nước tiếp tục chinh phục mốc giá 49 triệu đồng/lượng vào hai ngày đầu tuần (ngày 1 và 2/6). Giá có xu hướng giảm vào hai ngày tiếp theo và đánh mất mốc 49 triệu đồng khi giá bán ra lùi về mức trên dưới 48,8 triệu đồng mỗi lượng. Tuy nhiên, vào ngày 5-6, giá vàng lại tăng nhẹ trở lại khi được công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết vào sáng cùng ngày ở mức 48,82 triệu đồng/lượng. Tại thời điểm này, nhiều nhà đầu tư vẫn cho rằng giá vàng chưa định hình rõ ràng những diễn biến tiếp theo, nên cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định tham gia thị trường.
Quý độc giả xem bản tin tại đây;
Phòng TTXTTM & ĐT
Tin cũ hơn
-
Trái ngược với xu hướng giảm của nhiều các mặt hàng thuộc nhóm nông sản, xuất khẩu mặt hàng gạo đã tăng mạnh sau khi Chính phủ cho xuất khẩu gạo bình thường trở lại từ ngày 1/5.
-
Hiện nay, hầu hết các địa phương ở tỉnh Quảng Nam đã công bố hết dịch tả lợn châu Phi và đang khuyến khích nông dân tái đàn, tăng đàn lợn. Tuy nhiên, việc triển khai gặp rất nhiều khó khăn do áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học ở hộ chăn nuôi nông hộ còn hạn chế, giá lợn giống quá cao, trong khi công tác kiểm soát giết mổ quá lỏng lẻo. Đây là nguyên nhân khiến dịch bệnh có thể tái phát và lây lan trong thời gian đến.
-
Ngày 2/6, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm kiểm tra đôn đốc và hướng dẫn thực hiện nghiêm túc, khẩn trương Nghị quyết số 42 của Chính phủ và Quyết định số 15 của Thủ tướng Chính phủ về các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
-
Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, ngày 29/4/2020, Ủy ban Thương mại Hàn Quốc (KTC) đã ban hành Kết luận sơ bộ trong vụ việc điều tra chống bán phá giá gỗ dán của Việt Nam. Theo đó, KTC sơ bộ cho rằng các doanh nghiệp gỗ dán xuất khẩu của Việt Nam đang bán phá giá vào thị trường Hàn Quốc với biên độ từ 9,15 – 10,65%, gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất nội địa nước của nước này.