Tín hiệu tích cực từ xuất khẩu dệt may trong các tháng đầu năm 2024
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong năm 2023, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dệt, may đạt 33,3 tỷ USD, giảm 11,37% so với năm 2022. Trong tháng 01/2024, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt, may đạt 3,1 tỷ USD, tăng đáng kể 8% so với tháng 01/2023.
Năm 2024, mặc dù còn nhiều khó khăn và thách thức khi nhu cầu tiêu dùng giảm, các thị trường có nhiều quy định mới về nhập khẩu, nhưng ngành dệt may Việt Nam vẫn đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 44 tỷ USD.
Trong các tháng đầu năm, các doanh ngành dệt may đã chủ động hơn trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa thị trường, khách hàng, từ đó phát triển ngành dệt may theo hướng bền vững và đáp ứng những yêu cầu nhập khẩu khắt khe từ nhiều thị trường lớn. Hiện tại, phần lớn các doanh nghiệp trong ngành may đã có đơn hàng sản xuất đến tháng 5/2024; ngành sợi cũng được nhiều khách hàng đàm phán, giao dịch cho những tháng tiếp theo.
Ảnh minh họa - Nguồn: Internet
Với tham vọng xuất khẩu và tiêu thụ trong nước bằng các thương hiệu riêng mang tầm khu vực và quốc tế, ngành dệt may đã và đang thực hiện nhiều giải pháp quan trọng, trong đó có việc tập trung duy trì ổn định các nguồn lực, hỗ trợ các đơn vị cải thiện công tác tổ chức sản xuất, bảo đảm hiệu quả tối ưu ... Ngoài ra, Tập đoàn Dệt may và các doanh nghiệp cũng chú trọng vào việc thường xuyên cập nhật tình hình thị trường và thông tin về các nguồn nguyên liệu đầu vào như bông, xơ cho các đơn vị với chu kỳ mỗi tháng một lần để các đơn vị có thể định hướng hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Giai đoạn 2024 - 2030, ngành dệt may chuyển trọng tâm dần từ phát triển nhanh sang phát triển bền vững, kinh doanh tuần hoàn; thời gian tới, các doanh nghiệp sẽ đầu tư vào phát triển khoa học – công nghệ và thu hút thêm các dự án dệt-nhuộm-hoàn tất công nghệ cao vào các khu công nghiệp. Mục tiêu trong giai đoạn 2031 - 2035, ngành dệt may phát triển hiệu quả, bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn; hoàn thiện chuỗi giá trị trong nước và tham gia ở vị trí có giá trị cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Thùy Ngân (VITIC) tổng hợp
-
Bộ NN&PTNT cho biết, tính chung trong 2 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 9,84 tỷ USD, tăng 50,3%; xuất siêu đạt 2,68 tỷ USD, tăng 2,9 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Canada nằm ở phía bắc của Hoa Kỳ, có diện tích lãnh thổ lớn thứ hai thế giới sau Liên bang Nga, nổi tiếng với thế mạnh về các ngành dịch vụ và ngành công nghiệp khai thác khoáng sản. Từ sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1973, quan hệ hữu nghị Việt Nam – Canada ngày càng phát triển vững chắc, đi vào thực chất, có chiều sâu và đạt được nhiều thành tựu đáng chú ý.
-
Trong những năm qua, Hoa Kỳ luôn là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực. Riêng trong lĩnh vực thương mại, Hoa Kỳ là đối tác thương mại lớn thứ 2 và thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng nằm trong nhóm 10 đối tác thương mại lớn nhất của Hoa Kỳ, cũng là một trong những thị trường tiềm năng nhất của Hoa Kỳ tại khu vực ASEAN.
-
Nhật Bản hiện là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam (sau Trung Quốc, Hoa Kỳ và Hàn Quốc). Trong đó, Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 (sau Hoa Kỳ, Trung Quốc) đồng thời cũng là thị trường nhập khẩu lớn thứ 3 (chỉ sau Trung Quốc và Hàn Quốc) của Việt Nam.