Tìm kiếm giải pháp tăng cường xuất khẩu sang thị trường Vương quốc Anh
Tại Tọa đàm “Xuất khẩu sang thị trường Vương quốc Anh: Chiến lược và cách tìm kiếm thông tin” do Tạp chí Công Thương tổ chức, ông Vũ Việt Thành – đại diện Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ - cho biết, kể từ năm 2021, Hiệp định UKVFTA có hiệu lực đã trở thành động lực hết sức quan trọng, thúc đẩy mối quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư này lên một tầm cao mới. Có 5 tác động quan trọng liên quan đến hợp tác thương mại, đầu tư giữa hai bên.
Nguồn: Moit.gov.vn
Sau hơn 3 năm triển khai thực thi hiệp định, xuất khẩu của Việt Nam sang Vương quốc Anh tăng trưởng liên tục và ổn định. Tuy nhiên cũng có những thời kỳ rất khó khăn của xuất khẩu Việt Nam ra thế giới, ví dụ trong thời kỳ Covid-19 hay giai đoạn cuối năm 2023. Cuối năm 2023, có thể thấy xuất khẩu của Việt Nam sang hầu hết các thị trường mũi nhọn ở khu vực Châu Âu giảm chưa từng có tiền lệ, đều giảm ở mức hai con số. Tuy nhiên, xuất khẩu của Việt Nam sang Anh vẫn duy trì được đà tăng trưởng ổn định.
Doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn hạn chế trong việc tìm kiếm và phân tích thông tin về thị trường Vương quốc Anh. Theo ông Nguyễn Cảnh Cường - Cựu tham tán công sứ tại Anh, doanh nghiệp Việt Nam ngày càng năng động, đặc biệt những doanh nghiệp trẻ, có những kỹ năng mới về công nghệ số, tiếp thị trên các nền tảng dựa trên kỹ thuật số, giúp việc tìm kiếm thông tin nhanh hơn và nhiều hơn so với các phương pháp truyền thống. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng đạt được trình độ và hiệu quả như những doanh nghiệp được tăng trưởng xuất khẩu sang Anh. Nhiều doanh nghiệp chưa chủ động nghiên cứu, tìm kiếm thông tin thị trường, kể cả những thông tin cơ bản nhất. Một số doanh nghiệp Việt Nam có sản phẩm tốt nhưng không có phương pháp tiếp cận thị trường. Do đó, các doanh nghiệp không nên coi nhẹ việc kiểm tra tình trạng tài chính của đối tác, kể cả đối tác truyền thống.
Về phía cơ quan quản lý nhà nước, Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương) khuyến cáo, doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Vương quốc Anh cần phải tra cứu kỹ lưỡng thông tin về thị trường, doanh nghiệp, đối tác, tránh trường hợp bị lừa đảo, gian lận. Mặt khác, doanh nghiệp cần kiểm soát chặt chẽ toàn bộ quy trình sản xuất, đảm bảo truy xuất nguồn gốc, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm…; xác định rõ phân khúc thị trường; nghiên cứu chuyên sâu về thị hiếu, xu hướng thị trường.
Khánh Huyền (VITIC) tổng hợp
-
Trong những năm gần đây, tình hình thương mại giữa Việt Nam và Đức đã có nhiều bước phát triển tích cực. Năm 2020, tổng kim ngạch thương mại song phương đạt 9,99 tỷ USD, đánh dấu khởi đầu cho một giai đoạn tăng trưởng tích cực. Năm 2021, mặc dù đại dịch Covid-19 vẫn còn ảnh hưởng lớn đến kinh tế toàn cầu, kim ngạch thương mại đã tăng lên 11,24 tỷ USD, cho thấy sức mạnh phục hồi của cả hai nền kinh tế và nỗ lực trong việc duy trì các mối quan hệ thương mại.
-
Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Việt Nam - Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất - UAE (CEPA) được ký kết chỉ sau hơn 1 năm đàm phán đã mở ra cơ hội tăng tốc xuất khẩu cho nhiều ngành hàng lợi thế của Việt Nam sang UAE và các nước Trung Đông.
-
Trong những năm gần đây, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Lào đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ, thể hiện qua những con số ấn tượng về kim ngạch thương mại song phương. Năm 2020, tổng kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt 1,03 tỷ USD, và con số này đã liên tục tăng trưởng trong các năm tiếp theo, với 1,37 tỷ USD vào năm 2021, 1,70 tỷ USD vào năm 2022, trước khi ghi nhận sự giảm nhẹ xuống còn 1,63 tỷ USD trong năm 2023
-
Chiều 25/10, Lễ xuất khẩu sản phẩm Bưởi Soi Hà, huyện Yên Sơn sang thị trường Vương Quốc Anh đã chính thức diễn ra.