Tìm kiếm cơ hội từ Kết nối giao thương Dệt may Việt Nam – Hàn Quốc 2019
06/06/2019 09:09
(DNTM) Trong hai ngày 21/5/2019 (tại Khách sạn Melia, Hà Nội) và 23/5/2019 (tại Khách sạn Lotte Legend Sai Gòn, TP.Hồ Chí Minh), Công ty TNHH Công nghệ & Tư vấn Hàn (HAN Tech) phối hợp cùng Hiệp hội Dệt may Hàn Quốc (KOFOTI) và Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) tổ chức các buổi gặp mặt B2B “Kết nối giao thương Dệt may Việt Nam – Hàn Quốc 2019”.
Buổi B2B tại Hà Nội
Buổi B2B tại TP.HCM
Buổi B2B tại Hà Nội
Đây là chương trình tiếp nối thành công từ những năm trước. Chương trình được tổ chức nhằm kết nối các doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may của 2 nước, đồng thời đón đầu những ưu đãi về thuế trong Hiệp định EVFTA (dự kiến sẽ có hiệu lực trong năm 2019) cho phép áp dụng quy định cộng gộp xuất xứ nên các nhà xuất khẩu của Việt Nam được sử dụng vải từ nước thứ 3 có ký kết FTA với Việt Nam và EU (điển hình là Hàn Quốc).
Buổi B2B tại TP.HCM
Tại các buổi gặp B2B, 20 doanh nghiệp dệt vải cao cấp đa chức năng đến từ Hàn Quốc đã gặp gỡ trực tiếp, tìm hiểu và phát triển cơ hội hợp tác kinh doanh với trên 50 doanh nghiệp hội viên VITAS tại Hà Nội và 32 doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh cùng hàng trăm lượt khách hàng quan tâm tham gia. Phía Hàn Quốc là các doanh nghiệp dệt may áp dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, bắt kịp xu hướng thời trang thế giới. Điều này thể hiện bằng chính những sản phẩm cụ thể được họ giới thiệu trong các buổi gặp mặt. Với việc mắt thấy, tai nghe, các doanh nghiệp 2 bên không những đã trao đổi, đàm phán về những nhu cầu, năng lực, khả năng của nhau mà bước đầu đã tạo dựng được niềm tin để có thể hợp tác dài lâu.
Các doanh nghiệp Việt Nam đánh giá cao hiệu quả hợp tác của các buổi giao thương lần này và bày tỏ mong muốn tiếp tục được tham gia các chương trình kết nối tương tự trong tương lai. Được biết, để góp phần thúc đẩy quan hệ giao thương giữa Việt Nam và Hàn Quốc nói chung và cộng đồng doanh nghiệp 2 nước nói riêng, HAN Tech đã nhiều lần tổ chức các buổi gặp mặt B2B kết nối giao thương trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: Dệt may, Điện tử, Gia dụng....
Sau chương trình làm việc tại Việt Nam, phía KOFOTI sẽ lựa chọn các đại diện doanh nghiệp Việt Nam sang thăm và làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp Hàn Quốc để mở rộng hơn nữa mối quan hệ hợp tác song phương.
Các doanh nghiệp Việt Nam đánh giá cao hiệu quả hợp tác của các buổi giao thương lần này và bày tỏ mong muốn tiếp tục được tham gia các chương trình kết nối tương tự trong tương lai. Được biết, để góp phần thúc đẩy quan hệ giao thương giữa Việt Nam và Hàn Quốc nói chung và cộng đồng doanh nghiệp 2 nước nói riêng, HAN Tech đã nhiều lần tổ chức các buổi gặp mặt B2B kết nối giao thương trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: Dệt may, Điện tử, Gia dụng....
Sau chương trình làm việc tại Việt Nam, phía KOFOTI sẽ lựa chọn các đại diện doanh nghiệp Việt Nam sang thăm và làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp Hàn Quốc để mở rộng hơn nữa mối quan hệ hợp tác song phương.
Một số hình ảnh tại các buổi gặp gỡ, trao đổi B2B kết nối giao thương dệt may Việt Nam - Hàn Quốc 2019
P.V
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương mại
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương mại
Tin cũ hơn
-
Để tạo sự đột phá trong quản lý, điều hành, một trong những giải pháp quan trọng được Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) triển khai là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước số hoá công tác quản lý thị trường.
-
Trong quá trình hội nhập, bên cạnh các cam kết của các thành viên về thuế quan thì nội dung rất quan trọng là tuân thủ thực thi các cam kết về các hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Đây cũng là hoạt động Bộ Công Thương đẩy mạnh triển khai thời gian qua.
-
Theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh, giai đoạn 2016 - 2030 có tổng cộng 116 dự án nguồn điện đưa vào vận hành (chưa bao gồm các nguồn năng lượng tái tạo chưa ghi rõ tên hoặc chưa lập dự án), trong đó có 43 dự án thủy điện, 57 dự án nhiệt điện, 11 dự án năng lượng tái tạo, 3 dự án thủy điện tích năng và 2 dự án điện cá nhân.
-
Trước tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0), trong thời gian tới, bên cạnh việc nhanh chóng hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách một cách đồng bộ cho việc tiếp cận và khai thác thành quả của CMCN 4.0, Bộ Công Thương sẽ thúc đẩy, nâng cao hiệu quả nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ phát triển công nghiệp 4.0.