Tiếp tục triển khai hiệu quả Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
Thời gian tới, Bộ Công Thương được giao nhiệm vụ tổ chức triển khai hiệu quả Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam (CVĐ) giai đoạn 2021 - 2015. Bên cạnh đó, thực hiện hiệu quả các chương trình, đề án cấp quốc gia để đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phát triển công nghệp hỗ trợ, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam.
Ban chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TW của Ban Bí thư về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam trong tình hình mới.
Sau 10 năm triển khai, CVĐ và Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với CVĐ do Bộ Công Thương trực tiếp thực hiện đã đạt được các kết quả quan trọng
Theo đó, nhiệm vụ trọng tâm mà Kế hoạch chỉ rõ là tăng cường công tác tuyên truyền; Hoàn thiện chính sách pháp luật nhằm thúc đẩy mạnh mẽ vai trò của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trong nước; Chú trọng các hoạt động phát triển thị trường, xây dựng và bảo vệ thương hiệu sản phẩm, phân phối và tiêu dùng hàng Việt Nam; Thúc đẩy sử dụng ngày càng nhiều hàng hóa, dịch vụ Việt Nam có chất lượng tốt.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong nước có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được người tiêu dùng ưa thích. Tăng cường kiểm tra, giám sát và tổ chức sơ kết, tổng kết, biểu dương, tôn vinh các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước có nhiều thành tích trong cuộc vận động. Ngoài ra, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo Cuộc vận động các cấp.
Tại kế hoạch, Bộ Công Thương được giao nhiệm vụ tổ chức triển khai hiệu quả Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với CVĐ giai đoạn 2021 - 2015. Bên cạnh đó, thực hiện hiệu quả các chương trình, đề án cấp quốc gia để đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phát triển công nghệp hỗ trợ, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam. Ứng dụng thương mại điện tử trong công tác mở rộng thị trường, hỗ trợ xây dựng thương hiệu quốc gia cho các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ Việt Nam chất lượng cao, được người tiêu dùng tin cậy, phù hợp với các cam kết quốc tế và các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; đẩy mạnh lưu thông và triển khai đồng bộ, linh hoạt các chính sách kích cầu tiêu dùng nội địa; kích thích tiêu dùng hàng Việt Nam.
Ngoài ra, công bố thương xuyên, kịp thời danh mục quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia mới ban hành; danh mục máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước sản xuất được để phục vụ các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng.
Nghiên cứu thành lập các trung tâm/văn phòng xúc tiến thương mại tại địa bàn có đông người Việt Nam ở nước ngoài sinh sống trên cơ sở cân nhắc thị hiếu, nhu cầu đối với hàng Việt Nam ở nước sở tại. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và các Hiệp hội chức năng tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và gian lận thương mại.
Là một trong những đơn vị đóng vai trò quan trọng với thành công của Cuộc vận động, trong hơn 10 năm qua, Bộ Công Thương đã luôn đồng hành với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để vận động mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội ưu tiên dùng hàng Việt Nam và tích cực đầu tư, sản xuất, cung ứng sản phẩm, hàng hóa có chất lượng cao.
Đặc biệt, Bộ Công Thương đã xây dựng và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với CVĐ giai đoạn 2014-2020, trong đó tập trung vào 03 nhóm giải pháp chủ yếu: Nhóm giải pháp hỗ trợ nhằm thay đổi tích cực về nhận thức và hành vi của cộng đồng; Nhóm giải pháp hỗ trợ phát triển hệ thống phân phối hàng Việt Nam cố định và bền vững; Nhóm giải pháp hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam và hàng Việt Nam.
Sau 10 năm triển khai, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Công Thương trực tiếp thực hiện đã đạt được các kết quả quan trọng, góp phần vào phát triển thị trường trong nước, từ đó đưa ra các giải pháp tổ chức hiệu quả hệ thống phân phối, thiết lập các chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng hàng hóa thông suốt, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa các chủ thể trong thị trường với nhau, từ người sản xuất đến người tiêu dùng, từ trung ương đến địa phương, từ doanh nghiệp đến cơ quan quản lý nhà nước, nhằm đưa hàng hóa có chất lượng từ nhiều khu vực, vùng miền khác nhau đến tận tay người tiêu dùng tại địa phương và thu hút hàng hóa nông sản, đặc sản tại địa phương đến các tỉnh, thành phố khác.
Nguồn: Báo Công thương điện tử
Link nguồn
-
Khẳng định sự cần thiết ban hành chương trình mục tiêu quốc gia, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng: Nếu không có chương trình mục tiêu quốc gia, không có chủ trương chính sách đủ mạnh thì khó có thể đạt được mục tiêu giảm nghèo bền vững, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền.
-
Thuỵ Sĩ sẽ dành 75 triệu USD cho Việt Nam theo diện hỗ trợ không hoàn lại nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam nâng cao năng lực để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu trong khuôn khổ Chiến lược Hợp tác phát triển kinh tế giai đoạn 2021 - 2024.
-
Bộ GTVT vừa có văn bản hỏa tốc gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tạo thuận lợi cho phương tiện vận chuyển hàng hóa thiết yếu, xe đưa đón công nhân, chuyên gia được lưu thông thuận lợi khi đi, đến hoặc đi qua khu vực thực hiện Chỉ thị số 16 khi các phương tiện chưa kịp nhận được mã QR.
-
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho ngành Công Thương và Nông nghiệp chủ trì phối hợp với các ngành, địa phương thực hiện với yêu cầu, phương châm trong mọi hoàn cảnh không để đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân, nhất là dân trong vùng dịch.