VITIC
Xuất nhập khẩu

Tiếp tục khai thác cơ hội xuất khẩu cá tra sang thị trường UAE

18/07/2024 15:01

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) là một trong những khách hàng tiêu thụ nhiều cá tra Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam cũng là nguồn cung cá tra lớn hàng đầu cho thị trường này (cùng với Thái Lan, Ấn Độ và Na Uy), chiếm 40 - 50% thị phần tại UAE.

Xuất khẩu cá tra sang quốc gia Tây Á này tiếp tục nhận được sự đón nhận và tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian qua, ngay cả khi Hiệp định thương mại CEPA - Hiệp định thương mại tự do đầu tiên Việt Nam đàm phán với một nước ở khu vực Trung Đông và châu Phi chưa được ký kết. Điều này cho thấy mặt hàng cá tra Việt Nam được người tiêu dùng UAE rất ưa chuộng và có nhiều tiềm năng thâm nhập sâu hơn vào thị trường này.


Ảnh minh họa - Nguồn: VASEP

Các chủng loại cá tra xuất khẩu chủ lực sang thị trường UAE có thể kể đến phile cá tra đông lạnh mã (HS 03046200) và cá tra cắt khúc đông lạnh, đóng gói (mã HS 03032400); cả hai chủng loại đều ghi nhận mức tăng đáng kể về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.

UAE có hàng loạt những yếu tố phù hợp để trở thành một trong những đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam như: Thuộc tốp các quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu trong số các nước Ả rập và đứng thứ 17 trong 61 nền kinh tế có tính cạnh tranh cao trên thế giới; Mức tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người tại UAE cao hơn mức trung bình của thế giới, cơ cấu kinh tế nông nghiệp chỉ chiếm chưa đầy 1%. Do đó đến 90% lượng thủy sản tiêu thụ của quốc gia này đến từ việc nhập khẩu. Giới trẻ UAE yêu thích các loại protein đến từ thủy hải sản trong bối cảnh nền kinh tế của quốc gia này tiếp tục mở rộng.

Cuối năm 2023, Việt Nam và UAE cơ bản đã hoàn thành phần lớn nội dung đàm phán về Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE (CEPA), dự kiến có thể ký trong năm 2024. Hiệp định CEPA không chỉ giúp xuất khẩu trực tiếp hàng hóa sang UAE, mà còn là bước đà giúp hàng hóa của Việt Nam thâm nhập thị trường Trung Đông thông qua “cửa ngõ UAE” - thị trường trọng điểm ở Trung Đông, là đầu mối cho các nước như châu Phi, châu Mỹ La Tinh và châu Âu, châu Á nói chung, nhờ có cơ sở hạ tầng cảng biển tốt, cùng hàng không phát triển, dễ dàng kết nối được với các thị trường.

Trong thời gian tới, để tiếp tục khai thác tiềm năng từ thị trường UAE và đẩy mạnh xuất khẩu cá tra sang UAE, các doanh nghiệp cần chú ý:

          Tiếp tục nâng cao chất lượng thủy sản để tăng cường năng lực cạnh tranh bởi UAE là một trong những thị trường cạnh tranh khốc liệt cả về giá và chất lượng. Việt Nam phải cạnh tranh trực tiếp với một số quốc gia mà họ đã ký FTA với UAE như Ấn Độ, Indonesia, Israel và Thổ Nhĩ Kỳ… do doanh nghiệp của các nước này đã được hưởng ưu đãi khi xuất hàng vào UAE, nên có lợi thế cạnh tranh hơn so với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam;

          Đảm bảo sản phẩm xuất khẩu đáp ứng các yêu cầu liên quan đến chứng nhận Halal, trong đó có các yêu cầu về nguyên liệu, nguồn gốc, chất lượng sản phẩm …


 

Khánh Huyền (VITIC) tổng hợp

Tin cũ hơn
  • Cơ hội xuất khẩu sản phẩm tươi sống sang thị trường Singapore
    Ngày 12/7/2024, ông Cao Xuân Thắng, Tham tán thương mại, Trưởng Thương vụ, Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore dẫn đoàn công tác của Singapore đến thăm các trang trại sản xuất nông sản tại Long An. Chuyến thăm được đánh giá là có tiềm năng mang đến cơ hội xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp tươi sống của Việt Nam sang thị trường Singapore.
  • Nguy cơ gạo Việt Nam bị ảnh hưởng khi xuất khẩu sang Indonesia
    Thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Indonesia, tình hình xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Indonesia có khả năng sẽ bất lợi trước việc Cơ quan Hậu cần quốc gia (cơ quan được phân giao thu mua gạo thầu quốc tế của Chính phủ) và Cơ quan Lương thực quốc gia Indonesia bị một tổ chức dân sự People's Democracy Study (SDR) khiếu kiện lên Ủy ban Chống tham nhũng quốc gia - KPU.
  • Tiềm năng từ hoạt động xuất khẩu gỗ của tỉnh Thừa Thiên Huế
    Tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có hơn 99.000 ha rừng trồng, với sản lượng khai thác hàng năm đạt hơn 600.00m3. Trong đó, có khoảng 12.000 ha rừng trồng gỗ lớn có chứng chỉ quản lý rừng bền vững… Do vậy, đây là một trong những địa phương có tiềm năng và lợi thế để sản xuất và kinh doanh gỗ và các sản phẩm từ gỗ.
  • Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu
    Hoàn thiện thể chế, tăng cường quản lý nhà nước trong tổ chức hoạt động xuất nhập khẩu nhằm tạo thuận lợi thương mại, chống gian lận thương mại và hướng tới thương mại công bằng là một trong các nhóm giải pháp, nhiệm vụ chủ yếu thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá đến năm 2030. Trong đó, tiếp tục đẩy mạnh Cải cách thủ tục hành chính (TTHC) là một nhiệm vụ trọng tâm.
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 3.999.680