Tiếp cận thị trường ngách để đẩy mạnh xuất khẩu vào khu vực ASEAN
Việc doanh nghiệp tập trung vào thị trường ngách của ASEAN sẽ mang lại nhiều lợi ích, giúp doanh nghiệp tập trung vào một phân khúc ít đối thủ hơn, từ đó tăng cơ hội thành công.
Việt Nam đang có nhiều cơ hội mở rộng xuất khẩu mặt hàng nông sản, thực phẩm sang ASEAN, nhất là các nước có đa số người dân theo đạo Hồi (Indonesia, Malaysia…). Điểm chung là các quốc gia theo đạo Hồi đều yêu cầu chứng nhận Halal (chứng nhận để đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa, thực phẩm sang các nước Hồi giáo) với thực phẩm nhập khẩu. Nếu không đáp ứng được tiêu chuẩn này, doanh nghiệp không thể tiếp cận được phân khúc thị trường ngách tiềm năng. Vì vậy, bên cạnh sự hỗ trợ của Bộ Công Thương, doanh nghiệp trong nước cần chủ động tìm hiểu thị trường, xu hướng tiêu dùng để điều chỉnh sản phẩm cho phù hợp. Bởi lẽ, mỗi quốc gia có quy định về các tiêu chuẩn và văn hoá tiêu dùng khác nhau.
Ảnh minh họa
Theo đánh giá của các chuyên gia, doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có khả năng đáp ứng tiêu chuẩn Halal, nhưng cần thực hiện một số bước quan trọng để đảm bảo tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt. Đây là cơ hội lớn cho doanh nghiệp xuất khẩu vào các quốc gia Hồi giáo, đặc biệt là Indonesia, Malaysia, Brunei và các cộng đồng Hồi giáo tại các nước ASEAN khác.
Bên cạnh việc tận dụng thị trường ngách, doanh nghiệp cần lưu ý về những rào cản thương mại do một số quốc gia trong ASEAN đặt ra. Cụ thể, thời gian qua, Indonesia, Philippines, Thái Lan đã đặt ra khá nhiều biện pháp phi thuế quan có tính hạn chế thương mại đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam như sắt thép, xi măng, gạch men, xơ sợi.
Do đó, thời gian tới, các cơ quan quản lý nhà nước cần cung cấp thông tin thị trường, hướng dẫn doanh nghiệp cách tiếp cận, cơ hội tại thị trường ASEAN. Bên cạnh đó, cần thường xuyên theo dõi để kịp thời phát hiện và có biện pháp đấu tranh, xử lý các chính sách hạn chế, rào cản thương mại đối với mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam.
Với dân số gần 700 triệu người và sự đa dạng về văn hóa, nhu cầu tiêu dùng trong ASEAN rất phong phú, mở ra cơ hội cho các sản phẩm/dịch vụ chuyên biệt. Sau khi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) có hiệu lực, nhiều cơ hội lớn cho các quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam được mở ra, đặc biệt trong việc tăng cường xuất khẩu sang các nước ASEAN.
Khánh Huyền (VITIC) tổng hợp
-
Tại hội thảo “Tiềm năng xuất khẩu các sản phẩm chính ngạch sang thị trường châu Âu” ngày 18/11, ông Đinh Sỹ Minh Lăng, Vụ Thị trường Châu Âu – Châu Mỹ - Bộ Công Thương, cho rằng sau 4 năm Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực (từ 8/2020), EU hiện là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam.
-
Cây sắn là một trong số các cây trồng được đưa vào danh mục sản phẩm cây trồng chủ lực quốc gia, đóng góp vai trò vô cùng quan trọng vào việc phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và góp phần nâng cao đời sống cho người nông dân.
-
Ngày 12/11/2024, Hội thảo “Thúc đẩy tiềm năng xuất khẩu hàng hóa và nâng cao năng lực ứng phó với các vụ việc phòng vệ thương mại tại thị trường châu Á, châu Phi và châu Đại Dương” do Bộ Công Thương phối hợp với UBND thành phố Hà Nội tổ chức đã được diễn ra. Sự kiện có sự tham dự của Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng.
-
Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BCT ngày 8/11/2024 quy định về quá cảnh hàng hóa của Vương quốc Campuchia qua lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam. Thông tư này sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2014/TT-BCT ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.