Tiềm năng xuất khẩu nghêu sang khối thị trường EU là rất lớn
Việt Nam đang có trên 41.500 ha nuôi nhuyễn thể (chủ yếu là nhuyễn thể hai mảnh vỏ) với sản lượng khoảng 265.000 tấn/năm, trong đó nghêu đạt 179.000 tấn/năm. Chuỗi giá trị ngành hàng nhuyễn thể đang tạo công ăn việc làm cho khoảng 200.000 lao động.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 5 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu 17,7 triệu USD nhuyễn thể có vỏ, tăng 10,6% so với tháng trước đó. Tính đến hết tháng 5/2024, xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ của Việt Nam đạt 63,7 triệu USD, tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm 2023. Xuất khẩu các nhóm mặt hàng chính như nghêu, hàu, ốc và sò điệp đều tăng so với cùng kỳ.
Ảnh minh họa - Nguồn: Internet
Cụ thể, nghêu là sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong các sản phẩm nhuyễn thể có vỏ với 35 triệu USD, tăng 9% so với cùng kỳ; các mặt hàng khác như ốc và hàu lần lượt đạt 10 triệu và 7 triệu USD, tăng lần lượt 18% và 31%. Đáng chú ý, sò điệp là mặt hàng có mức tăng trưởng cao nhất lên tới 42%, đạt 9 triệu USD.
Giá trị xuất khẩu nghêu sang thị trường EU trong tháng 4 và tháng 5 tăng liên tục ở mức 19% so với cùng kỳ. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu sang thị trường này tăng 5% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 26 triệu USD, tuy nhiên vẫn thấp hơn 25% so với cùng kỳ năm 2022. Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là nghêu luộc đông lạnh sang các nước EU, chiếm 69% tổng giá trị xuất khẩu, còn lại là thịt nghêu đông lạnh.
Hiện nay, nghêu đang dần trở thành sinh kế quan trọng của người dân ven biển, đặc biệt là tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, nơi được coi là "vựa nghêu" lớn nhất cả nước. Nhiều sản phẩm nghêu được xuất khẩu như nghêu nâu, nghêu trắng, nghêu lụa dưới dạng luộc, hấp, nguyên con.
Tại EU, Tây Ban Nha, Italy và Bồ Đào Nha đang là 3 thị trường nhập khẩu nhiều nhất nghêu của Việt Nam, chiếm 90% tổng giá trị xuất khẩu nghêu sang khối thị trường này. So với 5 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu sang Tây Ban Nha và Italy tăng, trong khi xuất khẩu sang Bồ Đào Nha giảm. Đáng chú ý trong số các nước EU, Tây Ban Nha là thị trường có xu hướng tăng nhập khẩu nghêu liên tục trong 5 tháng đầu năm 2024; lũy kế 5 tháng đầu năm, trị giá xuất khẩu tăng 29% so với cùng kỳ năm 2023.
Nhu cầu đối với nhuyễn thể tại thị trường EU đang có xu hướng hồi phục sau lạm phát. Bên cạnh đó, việc nghêu Bến Tre tiếp tục được chứng nhận MSC (Marine Stewardship Council – MSC) sẽ là cơ hội cho Việt Nam gia tăng xuất khẩu sang thị trường này. Ngoài ra, nhiều địa phương trên cả nước đã đạt được chứng nhận ASC (Aquaculture Stewardship Council) như Nam Định, Ninh Bình, Trà Vinh …
Để tiếp tục tăng cường xuất khẩu nhuyễn thể, đặc biệt là nghêu sang khối thị trường EU, các doanh nghiệp cần:
-
Chủ động và tích cực hơn trong việc đáp ứng các yêu cầu, quy định về nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản “xanh” bền vững của EU;
-
Tận dụng tối đa ưu đãi từ Hiệp định EVFTA;
-
Tích cực tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, tăng cường tìm kiếm đối tác, kết nối các cơ hội kinh doanh và xuất khẩu sang thị trường EU
Thùy Ngân (VITIC) tổng hợp
-
Hiện nay, Ấn Độ là một trong 7 đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam. Kim ngạch thương mại song phương chiếm 80% tổng kim ngạch của Việt Nam so với các nước Nam Á khác. Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 19 trên thế giới và lớn thứ 5 trong khu vực ASEAN của Ấn Độ.
-
Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực từ tháng 1/2019. Sau hơn 5 năm thực thi, CPTPP đã đem lại một số kết quả tích cực và được đánh giá là Hiệp định đầu tiên đưa Việt Nam lên vị trí mới trong quá trình hội nhập kinh tế, góp phần giúp hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước khu vực châu Á Thái Bình Dương tăng trưởng tương đối khả quan
-
Thống kê từ số liệu hải quan, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tháng 5/2024 đạt 827,89 triệu USD, tăng 6,69% so với tháng 4/2024 và tăng 2,28% so với tháng 5/2023. Tổng kim ngạch xuất khẩu ngành hàng 5 tháng đầu năm 2024 đạt gần 3,55 tỷ USD, tăng 4,91% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Mercosur, đặc biệt là tại Brazil, đang có những bước tiến vượt bậc nhờ việc đẩy mạnh đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) Việt Nam - Mercosur, mở ra triển vọng ngành cá tra Việt Nam sẽ tiếp tục "lội ngược dòng" và chinh phục thị trường Mỹ Latinh đầy tiềm năng.