VITIC
Xuất nhập khẩu

Tiềm năng từ hoạt động xuất khẩu gỗ của tỉnh Thừa Thiên Huế

12/07/2024 14:35

Tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có hơn 99.000 ha rừng trồng, với sản lượng khai thác hàng năm đạt hơn 600.00m3. Trong đó, có khoảng 12.000 ha rừng trồng gỗ lớn có chứng chỉ quản lý rừng bền vững… Do vậy, đây là một trong những địa phương có tiềm năng và lợi thế để sản xuất và kinh doanh gỗ và các sản phẩm từ gỗ.

Theo số liệu thống kê từ Sở Công Thương Thừa Thiên Huế, tổng kim ngạch xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm 2024 toàn tỉnh ước đạt 568,27 triệu USD tăng 11,21% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ ước đạt 96,36 triệu USD, tăng gấp 2,4 lần so với cùng kỳ năm 2023.


Ảnh minh họa - Nguồn: Báo Công Thương

Hiện nay, thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp tại Thừa Thiên Huế đã đến với 48 quốc gia và vùng lãnh thổ như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, ASEAN, các nước Châu Âu … Trong thời gian qua, hiệp định thương mại tự do (FTA) đang có với các đối tác/thị trường tiếp tục có tác động tích cực, duy trì lợi thế của Việt Nam trong hoạt động thương mại, đầu tư. Bên cạnh đó, nhu cầu thị trường thế giới nói chung và khu vực thị trường châu Âu, châu Mỹ từng bước phục hồi do lạm phát đã bắt đầu có xu hướng giảm đã tác động tốt đến các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu. Tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai chính sách hỗ trợ các hãng tàu biển mở tuyến vận chuyển container và các đối tượng có hàng hóa vận chuyển bằng container đi, đến cảng Chân Mây nhằm hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí logictisc trong hoạt động xuất nhập khẩu.

Tuy vậy, hoạt động xuất khẩu hiện nay đang gặp phải những khó khăn đó là do các tác động từ xu hướng chuyển đổi xanh trong thương mại quốc tế, xuất khẩu trong bối cảnh thực thi Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của EU được áp dụng và không phải chỉ EU mà các quốc gia khác như Mỹ, Canada… cũng đã, đang và sẽ áp dụng các quy định xanh trong xuất nhập khẩu.

Trong thời gian tới, để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó trong hoạt động xuất khẩu, đặc biệt tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ, ngành Công Thương đã và tiếp tục triển khai một số giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp như hỗ trợ doanh nghiệp tiếp tục mở rộng và đa dạng hoá thị trường xuất khẩu; hướng đến các thị trường mới, thị trường còn tiềm năng. Đồng thời, đẩy mạnh khai thác hiệu quả các FTA nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu. Tạo thuận lợi hoá, tăng cường chuyển đổi số trong công tác cấp Giấy chứng nhận xuất xứ C/O ưu đãi, qua đó hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các cam kết trong các Hiệp định FTA. Ngành gỗ chịu nhiều tác động từ xu hướng sản xuất và tiêu dùng bền vững từ các nước châu Âu, vì vậy các doanh nghiệp cần triển khai kịp thời các giải pháp để thích nghi với quy định nhập khẩu mới.


 

Khánh Huyền (VITIC) tổng hợp

Tin cũ hơn
  • Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu
    Hoàn thiện thể chế, tăng cường quản lý nhà nước trong tổ chức hoạt động xuất nhập khẩu nhằm tạo thuận lợi thương mại, chống gian lận thương mại và hướng tới thương mại công bằng là một trong các nhóm giải pháp, nhiệm vụ chủ yếu thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá đến năm 2030. Trong đó, tiếp tục đẩy mạnh Cải cách thủ tục hành chính (TTHC) là một nhiệm vụ trọng tâm.
  • Tiềm năng xuất khẩu nghêu sang khối thị trường EU là rất lớn
    Việt Nam đang có trên 41.500 ha nuôi nhuyễn thể (chủ yếu là nhuyễn thể hai mảnh vỏ) với sản lượng khoảng 265.000 tấn/năm, trong đó nghêu đạt 179.000 tấn/năm. Chuỗi giá trị ngành hàng nhuyễn thể đang tạo công ăn việc làm cho khoảng 200.000 lao động.
  • Xuất khẩu giày dép sang Ấn Độ nỗ lực đáp ứng những quy định mới
    Hiện nay, Ấn Độ là một trong 7 đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam. Kim ngạch thương mại song phương chiếm 80% tổng kim ngạch của Việt Nam so với các nước Nam Á khác. Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 19 trên thế giới và lớn thứ 5 trong khu vực ASEAN của Ấn Độ.
  • Tình hình thương mại của Việt Nam với khối thị trường thành viên CPTPP trong 5 tháng đầu năm 2024
    Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực từ tháng 1/2019. Sau hơn 5 năm thực thi, CPTPP đã đem lại một số kết quả tích cực và được đánh giá là Hiệp định đầu tiên đưa Việt Nam lên vị trí mới trong quá trình hội nhập kinh tế, góp phần giúp hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước khu vực châu Á Thái Bình Dương tăng trưởng tương đối khả quan
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 3.999.800