Tích cực tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam và CHLB Đức để tận dụng các cơ hội từ EVFTA
Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) đang mở ra những cơ hội lớn cho thương mại giữa Việt Nam và Cộng hòa liên bang Đức, đặc biệt khi nhiều nhóm mặt hàng sẽ có lợi thế khi được cắt giảm nhanh đối với hầu hết các dòng thuế.
Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở EU, gần 1/5 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU, đồng thời là cửa ngõ trung chuyển quan trọng của hàng hóa Việt Nam sang các thị trường khác ở Châu Âu. Năm 2020, kinh tế nói chung bị tác động lớn bởi dịch bệnh Covid-19, nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Đức chỉ giảm nhẹ 0,2%, thậm chí có một số tháng như tháng 3, tháng 8 còn tăng so với cùng kỳ năm 2019. Điều này là nhờ tính bổ sung vững chắc trong thương mại giữa hai nước. Đức vẫn được đánh giá là nơi có công nghệ nguồn đáng tin cậy cho quá trình công nghiệp hóa của Việt Nam, trong khi nhiều mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam vẫn còn dư địa khai thác các cơ hội mới từ thị trường Đức.
Tại hội nghị giao thương trực tuyến xúc tiến thương mại và hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam – CHLB Đức diễn ra vào các ngày 15 và 16 tháng 10 năm 2020, các doanh nghiệp Việt Nam đang ngày càng quan tâm đầu tư nghiêm túc, bài bản trong kinh doanh với các đối tác từ CHLB Đức. Doanh nghiệp Việt Nam cũng đã nhận diện và đang nỗ lực đáp ứng được những yêu cầu từ nhỏ tới lớn của thị trường Đức, kiến tạo những nền tảng vững chắc cho những bước tiến hợp tác thương mại vì lợi ích thiết thực của đôi bên trong tương lai.
Các cơ quan Chính phủ và đại diện thương mại của hai nước đều tích cực thảo luận và tìm kiếm các giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa thuận lợi cho các doanh nghiệp hai bên trong quá trình tận dụng các cơ hội từ EVFTA.
Ủy ban Chuyên gia Hiệp hội phát triển Kinh tế và Ngoại thương toàn cầu (BWA) cũng cho biết cho biết, với tiếng nói của mình trong mối quan hệ với các đơn vị ban hành chính sách và các Đại sứ quán, BWA sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh thuận lợi với thị trường Đức.
Xem bản tin tại đây;
Phòng Truyền thông
-
Theo Báo cáo Thường niên năm 2020 của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO), các biện pháp hải quan, kiểm soát thương mại, chống hàng giả...,
-
Ngày 24/8/2020, hội nghị tham vấn trực tuyến của Bộ trưởng Kinh tế ASEAN với Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN (ASEAN BAC) với sự tham dự của các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN, Tổng Thư ký ASEAN và các đại diện của Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN
-
Để giúp các doanh nghiệp tiếp tục cải thiện sản xuất-kinh doanh ứng phó với đại dịch COVID-19, Bộ Công Thương đã chủ động và chủ trì thực hiện nhiều hoạt động tạo thuận lợi thương mại trong tình hình mới như trao đổi trực tiếp với cộng đồng doanh nghiệp về tận dụng cơ hội từ Hiệp định EVFTA
-
Để vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi và thúc đẩy sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, Bộ Công Thương đã chủ động xem xét, ban hành nhiều Chỉ thị, Quyết định, chỉ đạo triển khai thực hiện các chính sách