Thương mại Việt Nam - EU số quý III/2022
Hoạt động thương mại giữa Việt Nam và EU đang cho thấy dấu hiệu giảm tốc trước tình hình kinh tế EU đối mặt với nhiều khó khăn. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, quý 3/2022, kim ngạch thương mại 2 chiều giữa Việt Nam và EU đạt 15,46 tỷ USD, giảm 5,5% so với quý 2/2022.
Về cán cân thương mại, Việt Nam xuất siêu 8,27 tỷ USD sang EU, thấp hơn so với mức xuất siêu 8,38 tỷ USD của quý trước. Mặc dù vậy, tính chung 9 tháng năm 2022, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và EU đạt 47,17 tỷ USD, tăng 14,3% so với 9 tháng năm 2021. Việt Nam xuất siêu sang thị trường EU 24,22 tỷ USD trong 9 tháng năm 2022, cao hơn 47,4% so với mức xuất siêu của 9 tháng năm 2021.
Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU chậm lại so với quý 2/2022. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong quý 3/2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU đạt 11,87 tỷ USD, giảm 4,1% so với quý 2/2022. Tính chung 9 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU đạt 35,7 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2021.
Về thị trường, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong quý 3/2022 sang Đức, Pháp, Thụy Điển, Slovakia và Ai Len tăng so với quý trước nhưng xuất khẩu sang các thị trường khác trong khối EU giảm. Tuy nhiên, tính chung 9 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang hầu hết các thị trường thuộc khối EU đều tăng so với cùng kỳ năm 2021, trừ xuất khẩu sang Áo, Slovakia, Phần Lan, Luxembua giảm.
Xem chi tiết tại đây;
Nguồn: goglobal.moit.gov.vn
-
Quý 2/2022, nền kinh tế châu Âu phải đối mặt với thử thách, khó khăn nhất kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát khi phải đối phó với tình trạng lạm phát cao kỷ lục, cuộc khủng hoảng năng lượng, nắng nóng kỷ lục...
-
Trong quý I/2022, mặc dù tình hình dịch Covid-19 đã được kiểm soát tốt, các biện pháp hạn chế dần được nới lỏng và hoạt động giao thương dần trở lại ổn định, tuy nhiên kinh tế Liên minh châu Âu (EU) vẫn chịu tác động bởi xu hướng tăng của lạm phát, những hệ quả còn tồn đọng của dịch Covid-19, sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng và đặc biệt là những ảnh hưởng từ xung đột giữa Nga – Ucraina.