Thương mại thế giới phục hồi khi sản phẩm liên quan đến COVID-19 tăng mạnh trong quý 1/2021
Theo Bản cập nhật thương mại toàn cầu của UNCTAD công bố vào ngày 19/5/2021, sự phục hồi của thương mại thế giới sau cuộc khủng hoảng COVID-19 đạt mức cao kỷ lục trong quý 1/2021, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2020 và 4% so với quý trước đó. Hoạt động xuất khẩu của các nền kinh tế Đông Á tăng mạnh do sớm kìm chế đại dịch và nhanh chóng tận dụng cơ hội từ sự gia tăng nhu cầu đối với các sản phẩm liên quan đến COVID-19.
Tuy nhiên, thương mại thế giới phục hồi không đồng đều. Các ngành liên quan đến COVID-19 và khoáng sản, nông sản tăng trưởng cao, trong khi năng lượng và thiết bị vận tải chỉ tăng dưới mức trung bình.
Dự kiến các gói kích thích tài khóa, đặc biệt ở các nước phát triển, sẽ hỗ trợ mạnh mẽ cho sự phục hồi thương mại toàn cầu trong suốt năm 2021. Nhưng triển vọng kinh tế nhìn chung chưa thực sự vững chắc và phụ thuộc vào khả năng kiểm soát đại dịch, xu hướng giá hàng hóa, các chính sách bảo hộ thương mại và các điều kiện kinh tế vĩ mô, tài khóa hỗ trợ.
Theo báo cáo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) công bố vào tháng 4/2021, tăng trưởng kinh tế toàn cầu được dự báo đạt mức 6% vào năm 2021 và 4,4% vào năm 2022 so với mức sụt giảm -3,3% trong năm 2020. Trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, các nhà phân tích vẫn lạc quan khi dự đoán tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của toàn khu vực APEC sẽ tăng trưởng trở lại đạt mức 5,7% năm 2021 và 4,1% năm 2022 so với mức sụt giảm -1,9% trong năm 2020.
Xem bản tin tại đây;
Phòng Truyền thông
-
Tại cuộc họp chính thức của Ủy ban Tiếp cận thị trường vào ngày 29 và 30/4/2021, các thành viên WTO nhấn mạnh những nỗ lực không ngừng nhằm thúc đẩy tính minh bạch hơn trong việc truyền thông và thông báo các biện pháp thương mại liên quan đến Covid-19
-
Theo ước tính mới của WTO, khối lượng thương mại hàng hóa thế giới dự kiến sẽ tăng 8,0% vào năm 2021 sau khi giảm 5,3% vào năm 2020, tiếp tục phục hồi sau sự giảm sút do đại dịch gây ra vào quý 2 năm ngoái.
-
Chuyển đổi thương mại, hỗ trợ năng lực sản xuất là chìa khóa để thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu Tổng thư ký Hội nghị Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD)
-
Theo số liệu của Bộ Công Thương, tính đến tháng 12/2020, Việt Nam đã ký kết 14 Hiệp định thương mại tự do (FTA) khu vực và song phương (trong đó 13 FTA đang được thực thi). Nước ta cũng đã kết thúc đàm phán 01 và đang đàm phán 02 Hiệp định với các đối tác khác. Đặc biệt, hai FTA thế hệ mới là CPTPP và EVFTA có quy mô tác động rộng lớn, được kỳ vọng sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam trưởng thành hơn trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.