Thương mại thế giới bắt đầu phục hồi nhưng không đồng đều sau khủng hoảng đại dịch COVID-19
Theo ước tính mới của WTO, khối lượng thương mại hàng hóa thế giới dự kiến sẽ tăng 8,0% vào năm 2021 sau khi giảm 5,3% vào năm 2020, tiếp tục phục hồi sau sự giảm sút do đại dịch gây ra vào quý 2 năm ngoái.
Tăng trưởng thương mại sau đó sẽ chậm lại còn 4,0% vào năm 2022 và đại dịch COVID-19 vẫn sẽ tiếp tục ảnh hưởng tới các hoạt động thương mại. Triển vọng phục hồi tích cực trong ngắn hạn của thương mại toàn cầu có sự chênh lệch giữa các lĩnh vực.
Thương mại dịch vụ tiếp tục yếu kém và thời gian biểu tiêm chủng bị bị trì hoãn, đặc biệt là ở các nước nghèo nên COVID-19 tiếp tục là mối đe dọa lớn nhất đối với triển vọng thương mại, do những làn sóng lây nhiễm mới có thể dễ dàng làm suy yếu bất kỳ hy vọng phục hồi nào.
Trong trung và dài hạn, nợ công và thâm hụt cũng có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là ở các nước đang phát triển có nợ lớn.
Phần lớn nhu cầu nhập khẩu toàn cầu sẽ được đáp ứng bởi châu Á, xuất khẩu từ đó dự kiến sẽ tăng 8,4% vào năm 2021. Xuất khẩu của châu Âu sẽ tăng mạnh, dự báo ở mức 8,3%. Xuất khẩu ở Bắc Mỹ sẽ tăng ít hơn với mức 7,7%. Trong khi đó, Nam Mỹ sẽ tăng chậm, dự kiến đạt mức 3,2%, và Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) cũng chỉ tăng quanh mức 4,4%
Xem bản tin tại đây;
Phòng Truyền thông
-
Chuyển đổi thương mại, hỗ trợ năng lực sản xuất là chìa khóa để thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu Tổng thư ký Hội nghị Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD)
-
Theo số liệu của Bộ Công Thương, tính đến tháng 12/2020, Việt Nam đã ký kết 14 Hiệp định thương mại tự do (FTA) khu vực và song phương (trong đó 13 FTA đang được thực thi). Nước ta cũng đã kết thúc đàm phán 01 và đang đàm phán 02 Hiệp định với các đối tác khác. Đặc biệt, hai FTA thế hệ mới là CPTPP và EVFTA có quy mô tác động rộng lớn, được kỳ vọng sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam trưởng thành hơn trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
-
Sự gián đoạn trong các chuỗi cung ứng do các nguyên nhân liên quan đến đại dịch COVID-19 đã một lần nữa làm nổi bật tính liên kết giữa các quốc gia thông qua chuỗi giá trị toàn cầu (GVC).
-
Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) đang mở ra những cơ hội lớn cho thương mại giữa Việt Nam và Cộng hòa liên bang Đức, đặc biệt khi nhiều nhóm mặt hàng sẽ có lợi thế khi được cắt giảm nhanh đối với hầu hết các dòng thuế.