Thực hiện quy tắc xuất xứ trong Hiệp định CPTPP - chặng đường 3 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực
Với mục tiêu đưa ra bức tranh toàn cảnh về ba năm thực hiện quy tắc xuất xứ hàng hoá CPTPP từ cả góc độ doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước, đồng thời nhận diện được các thực tế về năng lực sản xuất, hoạt động xuất nhập khẩu, cảm nhận và mong muốn cụ thể của doanh nghiệp, Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương đã biên soạn cuốn sách “Thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định CPTPP – Chặng đường 3 năm từ ngày Hiệp định có hiệu lực”.
Là Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới có quy mô lớn nhất mà Việt Nam từng tham gia, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được xem là cột mốc có tính bước ngoặt trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế theo chiều sâu của Việt Nam.
Tính tới nay, CPTPP đã chính thức có hiệu lực với Việt Nam được hơn 3 năm. Trong ba năm này, nhiều cam kết của CPTPP, trong đó có cam kết về quy tắc xuất xứ hàng hoá, đã được triển khai trên thực tế và đạt được những kết quả khả quan trong hoạt động xuất nhập khẩu thông qua việc tận dụng quy tắc xuất xứ hàng hoá. Quy tắc xuất xứ hàng hoá là một nội dung quan trọng trong việc thực thi Hiệp định CPTPP. Hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam cần phải đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hoá tại CPTPP để được hưởng ưu đãi thuế quan tại các thị trường CPTPP.
Với mục tiêu đưa ra bức tranh toàn cảnh về ba năm thực hiện quy tắc xuất xứ hàng hoá CPTPP từ cả góc độ doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước, đồng thời nhận diện được các thực tế về năng lực sản xuất, hoạt động xuất nhập khẩu, cảm nhận và mong muốn cụ thể của doanh nghiệp, Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương đã biên soạn cuốn sách “Thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định CPTPP – Chặng đường 3 năm từ ngày Hiệp định có hiệu lực”.
Vui lòng tải bản mềm của sách tại đây.
Nguồn: Cục Xuất nhập khẩu
Bộ Công Thương
-
Để giúp các doanh nghiệp tận dụng được tốt hơn các cam kết từ Hiệp định CPTPP, Bộ Công Thương đã phối hợp với Đoàn đàm phán Chính phủ về Kinh tế và Thương mại quốc tế biên soạn cẩm nang “Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP):
-
Ngành sản xuất, chế biến, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong bối cảnh Việt Nam hiện là quốc gia đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ. Số liệu thống kê trong thời gian qua đã có thấy những kết quả rất tích cực đối với ngành này kể từ khi CPTPP chính thức có hiệu lực.
-
Tự chứng nhận xuất xứ (TCNXX) là một cơ chế chứng nhận xuất xứ phổ biến và được áp dụng tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới trong những năm trở lại đây. Nhiều hiệp định thương mại tự do giữa các quốc gia trên thế giới đã đưa quy định để áp dụng cơ chế này đối với hàng hoá xuất nhập khẩu lưu thông trong khu vực mậu dịch tự do đó, nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp cũng như thúc đẩy hoạt động thương mại giữa các quốc gia.