Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm đặc trưng, đặc sản khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa
Ngày 15/9, tại Hà Nội, Vụ Thị trường trong nước, Trung tâm Thông tin công nghiệp thương mại (Bộ Công thương) phối hợp Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức hội thảo “Tuyên truyền, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm đặc trưng, đặc sản khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo trên sàn thương mại điện tử năm 2023”.
Khách hàng tham quan, thưởng thức sản phẩm đặc sản đặc trưng khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa tại hội thảo.
Phát biểu khai mạc hội thảo, bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) cho biết: Trong thời gian qua, nhiều hoạt động phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương với những nền tảng thương mại điện tử lớn như Sendo, Voso, Tiki, Shopee, Lazada hay Postmart… đã hỗ trợ hàng nghìn lượt doanh nghiệp tiếp cận phương thức phân phối hàng hoá trên nền tảng thương mại điện tử.
Nhờ vậy, nhiều sản phẩm đặc trưng, đặc sản khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo như vải thiều Lục Ngạn, cam Cao Phong, chè Shan Tuyết, mận tam hoa Bắc Hà, mật ong bạc hà Hà Giang hay nước mắm Phan Thiết... đã được đẩy mạnh tiêu thụ qua kênh thương mại điện tử, mang đến làn sóng mới trong sản xuất kinh doanh và giảm sự phụ thuộc vào phương thức bán hàng truyền thống.
Hội thảo “Tuyên truyền, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm đặc trưng, đặc sản khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo trên sàn thương mại điện tử năm 2023".
Đồng quan điểm trên, ông Hoàng Văn Dự - Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp cũng cho rằng: Việc xúc tiến thương mại các sản phẩm đặc trưng, đặc sản vùng miền thời gian qua có sự tham gia tích cực của các đơn vị chức năng Bộ Công thương, đặc biệt Vụ Thị trường trong nước.
"Nhờ đó, các sản phẩm này đã tiêu thụ khá tốt ngay tại thị trường trong nước, thậm chí xuất khẩu ra nước ngoài. Việc chúng ta đẩy mạnh tuyên truyền, tiêu thụ sản phẩm đặc trưng, đặc sản khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa trên sàn thương mại điện tử sẽ giúp góp phần mở thị trường tiêu thụ các sản phẩm này tới với người tiêu dùng trong và ngoài nước", ông Dự nhấn mạnh.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã chia sẻ kinh nghiệm và đưa ra các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm đặc trưng, đặc sản vùng miền trên sàn thương mại điện tử. Cung cấp thông tin về tình hình tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng, đặc sản vùng miền trên sàn thương mại điện tử, những khó khăn, vướng mắc trong việc đưa những sản phẩm này lên sàn thương mại điện tử.
Bên cạnh đó, đại diện các doanh nghiệp sản xuất, phân phối, kinh doanh sản phẩm vùng miền đã chia sẻ thông tin, thảo luận kinh nghiệm trong thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp khi đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử trong nước và quốc tế.
Nguồn: nhandan.vn
-
Với địa bàn ba mặt giáp biển cùng hai ngư trường lớn, các địa phương ven biển Đồng bằng sông Cửu Long đã triển khai đồng bộ, hiệu quả các quy định về phòng, chống khai thác IUU.
-
Theo dự thảo Nghị định về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư cơ sở chế biến, bảo quản nông sản tới 15 tỷ đồng/dự án.
-
Tiếp nối chuỗi sự kiện, hoạt động triển khai thực hiện Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 1162/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ,
-
Trong tháng 8, nguồn cung hàng hóa bảo đảm, giá hàng hóa không có biến động bất thường so với tháng trước. Nhu cầu du lịch, nghỉ dưỡng trong tháng 8 giảm so với tháng trước khi thời gian nghỉ hè kết thúc