Thúc đẩy hội nhập kinh tế Đông Nam Á thông qua Cơ chế một cửa ASEAN
Bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 54 (AMM 54), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) đã tổ chức hội nghị chuyên đề lần thứ 5 về Cơ chế một cửa ASEAN (ASW) nhằm tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân cũng như mở rộng các dịch vụ của ASW.
Từ khi triển khai đến nay, ASW đã đạt được những thành tựu trong việc tạo thuận lợi thương mại xuyên biên giới cho các quốc gia Đông Nam Á.
Hiện, 10 nước thành viên ASEAN đều đã sử dụng Giấy chứng nhận xuất xứ điện tử ATIGA (ATIGA e-Form D) để được hưởng ưu đãi thuế quan đối với các loại hàng hóa được sản xuất và tiêu thụ nội khối. Điều này cho phép các nhà nhập khẩu được hưởng ưu đãi thuế quan nhanh chóng mà không cần chờ nhận bản sao giấy chứng nhận xuất xứ từ cơ quan có thẩm quyền và không phải gửi bản cứng cho hải quan nước nhập khẩu. Ngoài ra, 5 quốc gia thành viên ASEAN đã trao đổi Tờ khai Hải quan ASEAN thông qua ASW, giúp cơ quan hải quan các nước nhập khẩu hoàn tất các thủ tục quản lý rủi ro.
ASW đã thúc đẩy hội nhập kinh tế ASEAN bằng cách cho phép trao đổi điện tử các tài liệu liên quan đến thương mại biên giới giữa các quốc gia thành viên, từ đó giúp đẩy nhanh quá trình thông quan, giảm bớt các thủ tục giấy tờ cũng như thúc đẩy hiệu quả thương mại khu vực, tăng khả năng cạnh tranh và tăng trưởng kinh tế bao trùm.
Chi tiết bản tin xem tại đây;
Phòng Truyền thông
-
Đại dịch Covid-19 với những diễn biến phức tạp, khó kiểm soát đã ảnh hưởng nặng nề đến tất cả các nền kinh tế toàn cầu. Chủ nghĩa bảo hộ đã bắt đầu gia tăng, nhiều quốc gia đã áp đặt các rào cản đối với xuất khẩu các sản phẩm y tế và giảm thuế nhập khẩu nông sản để tối đa hóa nguồn cung hàng hóa quan trọng cho thị trường nội địa.
-
Theo Bản cập nhật thương mại toàn cầu của UNCTAD công bố vào ngày 19/5/2021, sự phục hồi của thương mại thế giới sau cuộc khủng hoảng COVID-19 đạt mức cao kỷ lục trong quý 1/2021, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2020 và 4% so với quý trước đó.
-
Tại cuộc họp chính thức của Ủy ban Tiếp cận thị trường vào ngày 29 và 30/4/2021, các thành viên WTO nhấn mạnh những nỗ lực không ngừng nhằm thúc đẩy tính minh bạch hơn trong việc truyền thông và thông báo các biện pháp thương mại liên quan đến Covid-19
-
Theo ước tính mới của WTO, khối lượng thương mại hàng hóa thế giới dự kiến sẽ tăng 8,0% vào năm 2021 sau khi giảm 5,3% vào năm 2020, tiếp tục phục hồi sau sự giảm sút do đại dịch gây ra vào quý 2 năm ngoái.