VITIC
Báo cáo nghiên cứu

Thông tin xuất nhập khẩu với thị trường các nước thành viên RCEP, dự báo và triển vọng

02/12/2021 16:26

Các nước thành viên tham gia Hiệp định RCEP là nhóm thị trường chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. RCEP là hiệp định thương mại tự do có quy mô lớn nhất mà Việt Nam tham gia, bao phủ 30% dân số thế giới, chiếm 32% GDP toàn cầu, với các cam kết về mở cửa thị trường trong lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và áp dụng một quy tắc xuất xứ (QTXX) chung giữa 15 nước (thay vì áp dụng 5 bộ QTXX theo 5 FTA của ASEAN+1 như hiện nay) giữa tất cả các bên tham gia, cũng như tăng cường các biện pháp tạo thuận lợi thương mại. Do đó, RCEP mở thêm cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, tham gia các chuỗi giá trị mới trong khu vực, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, nhờ vào việc hài hòa quy tắc xuất xứ nội khối RCEP, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có thể tăng khả năng đáp ứng điều kiện để hưởng ưu đãi thuế quan, từ đó gia tăng xuất khẩu trong khu vực, đặc biệt là ở các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand...


Ảnh: minh hoạ

Tuy nhiên, việc tham gia các FTA nói riêng và hội nhập kinh tế quốc tế nói chung cũng đặt ra không ít thách thức đối với doanh nghiệp khi bước vào “sân chơi” kinh tế lớn. Theo đó, bên cạnh những ưu đãi về giảm thuế, các đối tác trong FTA sẽ tăng cường sử dụng các biện pháp phi thuế quan để bảo vệ sản xuất trong nước, đặc biệt là với các mặt hàng nông sản.

Năm 2021, Bộ Công Thương giao Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại thực hiện nhiệm vụ thông tin khoa học công nghệ: Thu thập, xử lý và cung cấp thông tin hoạt động thương mại của Việt Nam với các nước thành viên Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thông tin của các cá nhân, doanh nghiệp về Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực, những vấn đề cần lưu ý đối với một số ngành hàng xuất khẩu chủ lực và tiềm năng của Việt Nam khi xuất khẩu vào các thị trường thành viên tham gia Hiệp định; cũng như hoạt động nhập khẩu một số mặt hàng, Trung tâm đã thực hiện các chuyên đề nghiên cứu, đánh giá tình hình xuất, nhập khẩu một số mặt hàng sang thị trường các nước thành viên RCEP và dự báo triển vọng trong thời gian tới. Hy vọng đây là những thông tin cần thiết và hữu ích đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu trong việc xây dựng chiến lược xuất khẩu trong những năm tới.

Thông tin xuất nhập khẩu một số mặt hàng với thị trường các nước thành viên RCEP cụ thể như sau:

1. Xuất khẩu:
- Thông tin xuất khẩu cá tra;
- Thông tin xuất khẩu gạo;
- Thông tin xuất khẩu dệt may;
- Thông tin xuất khẩu tôm;
-
Thông tin xuất khẩu giầy dép;
- Thông tin xuất khẩu rau quả;

2. Nhập khẩu:
- Thông tin nhập khẩu rau quả;
-
Thông tin nhập khẩu sắt thép;




 

Nguồn: Phòng TTXNK

Tin cũ hơn
  • Báo cáo định kỳ về lĩnh vực xuất, nhập khẩu
    Thực hiện nhiệm vụ báo cáo thông tin phục vụ công tác quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương, phòng Thông tin Xuất nhập khẩu đã phối hợp với các Cục, Vụ thuộc Bộ thực hiện các báo cáo, bản tin, đề án, nhiệm vụ khoa học công nghệ, duy trì và vận hành website, báo cáo thông tin định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của Bộ Công Thương và Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại.
  • Báo cáo đánh giá hoạt động XNK mặt hàng dệt may tháng 1/2019
    Theo số liệu thống kê sơ bộ, tháng 01 năm 2019, xuất khẩu hàng dệt, may của Việt Nam đạt 3,19 tỷ USD, giảm 3,32% so với tháng 12 năm 2018 và tăng 5,65% so với tháng 01 năm 2018.
  • Báo cáo diễn biến và triển vọng XK hàng hóa sang thị trường Mexico tháng 1/2019
    Kinh tế Mexico tăng trưởng kinh tế của Mexico đã mất đà trong quý IV năm 2018 do sản lượng công nghiệp giảm, mặc dù lợi nhuận trong dịch vụ và sản xuất nông nghiệp tăng. Lạm phát tăng, niềm tin doanh nghiệp giảm. Theo IMF dự báo kinh tế Mexico sẽ tăng trưởng 2,1% năm 2019 và 2,2% trong 2020, giảm đáng kể so với con số ước tính đưa ra trước đó, do đầu tư tư nhân tại quốc gia Trung Mỹ này giảm.
  • Báo cáo đánh giá cán cân thương mại của Việt Nam - Mỹ tháng 1/2019
    I. Tình hình kinh tế Mỹ Kinh tế Mỹ trong quý III năm 2018 đã tăng trưởng thấp hơn so với ước tính trước đó, trong bối cảnh động lực của nền kinh tế cũng có dấu hiệu yếu đi trong quý IV/2018.
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 4.134.801