Tinh hình hợp tác, giao thương đối với mặt hàng gạo của Việt Nam với thị trường CPTPP trong tháng 12/2024
Mặc dù Ấn Độ đã trở lại đường đua xuất khẩu gạo sau khi dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu, nhưng chính sách mới này cũng không gây tác động nhiều lên giá lúa gạo Việt Nam. Nhìn chung, thị trường gạo sẽ khá ổn định và không có nhiều rủi ro cao, bởi giống lúa của Ấn Độ khác với Việt Nam. Gạo Ấn Độ chủ yếu là gạo phẩm cấp thấp và xuất khẩu sang thị trường châu Phi, trong khi đó tại Việt Nam, phần lớn diện tích đã được nông dân chuyển sang trồng các giống lúa chất lượng cao, cho năng suất và hiệu quả cao hơn so với các giống cũ trước đây.
Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đang dần định hướng và phát triển ngành hàng lúa gạo tương đối khác biệt so với các nước, tập trung vào dòng gạo thơm, gạo chất lượng cao, giảm dần gạo cấp thấp, từ đó hình thành dần mặt bằng thị trường với hàng hóa riêng biệt và tạo ra được giá riêng biệt. Do đó, với các loại gạo chất lượng cao, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam vẫn giữ được vị thế cạnh tranh trên thị trường thế giới. Điều này cũng tạo thuận lợi cho việc xuất khẩu gạo sang các thị trường mới như Chile, Mexico hay Peru bởi các doanh nghiệp trong nước đã chủ động được về chất lượng và chủng loại gạo, tuy nhiên cũng cần chú ý đến quy định thị trường để tránh các trường hợp vi phạm.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tính riêng tháng 11/2024, kim ngạch xuất khẩu gạo sang thị trường thành viên CPTPP đạt 24,04 triệu USD, giảm 40,07% so với tháng 10/2024 và giảm nhẹ 2,77% so với tháng cùng kỳ năm 2023; lượng đạt 37,83 nghìn tấn, giảm 41,70% so với tháng trước đó và giảm 9,49% so với tháng cùng kỳ năm 2023. Tháng 11 ghi nhận sự sụt giảm đáng kể so với các tháng liền trước. Lũy kế 11 tháng năm 2024, sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường CPTPP đạt 885,95 nghìn tấn, 59,57% so với cùng kỳ năm 2023; trị giá 542,78 triệu USD, tăng 78,33%; chiếm 1,06% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường thị trường này. Tốc độ tăng trưởng bình quân kim ngạch xuất khẩu gạo trong giai đoạn tháng 01 – tháng 10/2024 đạt 20,14%.
- Chi tiết xem tại đây;
Thực hiện: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và thương mại
-
Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang các thị trường thuộc Hiệp định CPTPP ghi nhận những kết quả tích cực, phản ánh hiệu quả của việc tận dụng các ưu đãi thuế quan và cải tiến chiến lược thương mại. Kim ngạch xuất khẩu cà phê sang khu vực này đạt 612,68 triệu USD
-
Ngành da giày là một trong những ngành đã tận dụng tốt những Hiệp định thương mại tự do nói chung cũng như CPTPP nói riêng, Việt Nam hiện là nước đứng thứ 3 trên thế giới (sau Trung Quốc và Ấn Độ) về sản xuất và đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu giày dép, sang các thị trường trên thế giới.
-
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong tháng 11/2024 giảm 11,9% so với tháng 10/2024, nhưng vẫn tăng 23,0% so với tháng 11/2023, đạt xấp xỉ 458 triệu USD.
-
Trong năm 2024, khu vực Trung Đông đã nổi lên như một thị trường tiềm năng cho ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, với mức tăng trưởng 18%, đạt doanh thu 334 triệu USD trong 11 tháng năm 2024, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước.