Thông tin về kiểm soát an toàn thực phẩm đến gần hơn với doanh nghiệp Việt
Ngày 22/02/2024, Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam (SPS Việt Nam), Bộ NN&PTNT và Trung tâm đổi mới Tentamus, Tập đoàn Tentamus (Đức) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về việc “Cung cấp kiến thức chuyên môn kỹ thuật về kiểm soát an toàn thực phẩm cho các nhà xuất khẩu Việt Nam”.
Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam Lê Thanh Hòa (dứng giữa) và Tổng giám đốc Tập đoàn Tentamus Zoller và các đại biểu tham dự lễ ký kết
- Ảnh: Đỗ Hương - Báo điện tử Chính phủ
Theo đó, phía SPS Việt Nam sẽ triển khai hệ thống phần mềm thông báo các nội dung và quy định liên quan đến vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật từ các thành viên WTO; Tập đoàn Tentamus sẽ cung cấp hệ thống phần mềm giúp chuyển thông tin về các dự thảo, thông báo của Văn phòng SPS Việt Nam từ các nước thành viên WTO đến với doanh nghiệp Việt Nam một cách hiệu quả và có hệ thống.
Hiện nay, Việt Nam là nước sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp bao gồm tiêu, gạo, cà phê… và có nhiều tiềm năng lớn để xuất khẩu rau, củ, quả đến các thị trường hàng đầu trên thế giới. Tuy nhiên, trên thực tế, các doanh nghiệp, nhà sản xuất trong nước vẫn chưa được cập nhật thường xuyên nguồn thông tin về các biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật cũng như các tiêu chuẩn kỹ thuật của các nước nhập khẩu. Do đó, việc hợp tác giữa Bộ NN&PTNT, Văn phòng SPS Việt Nam và Tập đoàn Tentamus sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp nắm bắt thông tin về tình hình an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật một cách kịp thời, nhanh chóng và đầy đủ. Trước mắt, có 7 nhóm sản phẩm chủ lực của Việt Nam xuất khẩu đi EU sẽ được Văn phòng SPS Việt Nam và Tentamus ưu tiên, bao gồm gạo, tiêu, điều, chanh dây, mật ong, rau quả và thủy sản. Mục tiêu của Tentamus là giúp các chuỗi bán lẻ trên thế giới có thể tìm được nguồn hàng an toàn tại một số thị trường nhiều tiềm năng, trong đó có Việt Nam, vì vậy đây là cơ hội tốt để nông sản Việt tăng thêm giá trị, từ đó nâng cao uy tín, góp phần xây dựng thương hiệu tại thị trường nổi tiếng khó tính là châu Âu.
Trong những năm qua, Đức luôn là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam trong khối EU, kể từ sau khi Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực, hoạt động xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là nông sản sang thị trường này ngày càng có nhiều triển vọng. Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, trong năm 2023, xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Đức có kim ngạch đạt 7,4 tỷ USD, giảm 17,49% so với năm 2022; trong tháng 01/2024, kim ngạch xuất khẩu sang Đức đạt 772,8 triệu USD, tăng 35,71% so với tháng 01/2023.
Quang Chiến (VITIC) tổng hợp
-
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Việc chuẩn bị các văn kiện cho Đại hội XIV của Đảng, đặc biệt là Báo cáo chính trị phải được tiến hành một cách khoa học, nghiêm túc, có đổi mới trong cách làm; phản ánh đầy đủ thực tiễn mới của đất nước.
-
Sau một ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc với tinh thần trách nhiệm cao, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ 5 nội dung đề ra trong chương trình Phiên họp thứ 30.
-
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kêu gọi cả nước hướng về Điện Biên Anh hùng nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn văn bản của Thủ tướng Chính phủ:
-
Ngày 22/02/2024, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị (trực tiếp và trực tuyến với các địa phương) triển khai Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050