THÔNG TIN: Thị trường ARMENIA
Do địa lý xa xôi, tiềm năng kinh tế không lớn nên quan hệ kinh tế - thương mại giữa Armenia và Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2021 trở về trước còn hạn chế. Số liệu của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) cho thấy, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Armenia đã tăng 67,8% từ 34,73 triệu USD của năm 2017 lên 58,26 triệu USD vào năm 2019, nhưng sau đó đã giảm về mức 33,37 triệu USD vào năm 2020 và 36,52 triệu USD năm 2021 do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, thương mại giữa Việt Nam và Armenia đã có bước chuyển mình mạnh mẽ kể từ đầu năm 2022 đến nay. Theo đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Armenia năm 2022 đã tăng gấp 4,8 lần so với năm 2021 lên 175,68 triệu USD.
Thống kê mới nhất cho thấy, trong 4 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Armenia ghi nhận tốc độ tăng trưởng đột biến lên đến 1.532%, tương ứng hơn 16 lần so với cùng kỳ năm 2022, đạt 357,82 triệu USD. Kết quả này đã đưa Việt Nam lên vị trí thứ ba về thị trường xuất khẩu hàng hóa vào Armenia (chỉ sau Trung Quốc và Nga) với thị phần chiếm 6,5%, vượt xa so với vị trí thứ 22 cùng thị phần chưa đến 1% của năm 2017
Kết quả tăng trưởng ấn tượng kể trên cho thấy các doanh nghiệp đang tận dụng khá tốt các lợi thế từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á - Âu (bao gồm các nước Nga, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Armenia) để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang Armenia.
Đặc biệt, trong bối cảnh trao đổi thương mại giữa Việt Nam với các đối tác hàng đầu như Mỹ, EU sụt giảm do ảnh hưởng của lạm phát và lãi suất tăng cao, việc đẩy mạnh khai thác các thị trường mới có nhiều tiềm năng như Armenia cũng là giải pháp giúp doanh nghiệp cải thiện tình hình kết quả kinh doanh trong giai đoạn khó khăn hiện tại.
Chi tiết thông tin Thị trường ARMENIA xem tại đây;
Nguồn: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại
-
Trong tháng Mười Một, cả nước có 14.267 doanh nghiệp thành lập mới, giảm 7,6% so với tháng trước và tăng 19,5% so với cùng kỳ năm trước; có 6.562 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 16,6% và tăng 4,7%; 4.510 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, giảm 18% và tăng 12,6%; 6.598 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 34,7%
-
Bước vào tháng đầu tiên trong quý IV/2023, hoạt động thương mại giữa Việt Nam với thị trường Liên minh châu Âu (EU) vẫn chưa thể hồi phục cho dù đây là giai đoạn nhu cầu tiêu thụ hàng hóa toàn cầu cao nhất trong năm để phục vụ các dịp Lễ, tết sắp tới.
-
Thống kê số liệu hải quan, xuất khẩu giày dép sang EU có xu hướng tăng nhẹ trong 3 tháng trở lại đây. Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang EU tháng 9/2023 tăng 1,76% so với tháng 8/2023, sang tháng 10/2023 tiếp tục tăng 34,24% so với tháng 9/2023. Tuy nhiên, tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng sang EU 10 tháng năm 2023 vẫn giảm 20,1% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 3,97 tỷ USD.
-
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 10/2023 ước tăng 5,5% so với tháng trước và tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng năm 2023, IIP ước tính tăng 0,5% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 tăng 8,9%). Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 0,5% (cùng kỳ năm 2022 tăng 9,5%), đóng góp 0,7 điểm phần trăm vào mức tăng chung;