Thông báo về một số mặt hàng dệt may xuất khẩu sang EAEU có nguy cơ vượt ngưỡng quy định trong Hiệp định Việt Nam - EAEU
Ngày 15 tháng 9 năm 2020, Bộ Công Thương nhận được Công hàm số 14-572 của Ủy ban Kinh tế Á Âu (EEC) cảnh báo về việc các mặt hàng dệt may của Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan xuất khẩu vào Liên minh Kinh tế Á Âu (EAEU) theo Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu (VN-EAEU FTA) có nguy cơ vượt mức ngưỡng (trigger level) áp dụng biện pháp phòng vệ năm 2020 theo quy định VN-EAEU FTA.
Ảnh: Minh hoạ
Cụ thể, các mặt hàng váy, đầm, quần áo phụ nữ (mã HS 6104.41, 6104.42, 6104.43, 6104.44, 6104.49, 6204.42, 6204.44, 6204.49) của Việt Nam xuất khẩu vào EAEU trong thời gian từ tháng 01/2020 đến tháng 7/2020 đã đạt 79,4% mức ngưỡng quy định cho năm 2020.
Theo Điều 2.10 của VN-EAEU FTA quy định về biện pháp phòng vệ ngưỡng đối với 12 nhóm mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, mặt hàng dệt may đang có nguy cơ bị áp dụng biện pháp phòng vệ ngưỡng khi nhập khẩu vào EAEU, theo đó, tùy thuộc lượng xuất khẩu vượt ngưỡng, các mặt hàng dệt may của Việt Nam sẽ bị áp mức thuế MFN trong thời gian 6 tháng hoặc 9 tháng.
Bộ Công Thương thông báo đến các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may sang EAEU được biết.
Danh sách mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào lãnh thổ Liên minh kinh tế Á Âu từ tháng 01 đến tháng 7 năm 2020, xem tại đây.
Nguồn: Moit.gov
Link nguồn
-
Trung tâm Thông tin Công nghiệp & Thương mại và Vụ Thị Trường trong nước - Bộ Công Thương phối hợp với Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sắp tổ chức Hội thảo
-
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong nửa đầu tháng 9/2020 số lượng ô tô nguyên chiếc các loại đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu tăng mạnh với hơn 6.600 chiếc.
-
Cục Công Thương địa phương, Trung tâm Thông tin Công nghiệp & Thương mại - Bộ Công Thương phối hợp với Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ tổ chức Hội nghị
-
Chuyên gia kiểm dịch thực vật của Mỹ Timothy Westbrook hiện đang làm việc tại Việt Nam, như vậy tiến độ kiểm dịch thực vật đối với các lô trái cây của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ được đẩy nhanh.