Thông báo của Nhật Bản về sửa đổi các tiêu chuẩn cho thực phẩm, phụ gia thực phẩm
Ngày 9/9/2024, Nhật Bản đã gửi các thông báo lên WTO về việc sửa đổi các thông số kỹ thuật và tiêu chuẩn cho thực phẩm, phụ gia thực phẩm đối với một số loại thuốc trừ sâu. Cụ thể:
1. Thông báo số G/SPS/N/JPN/1282 đề xuất giới hạn dư lượng tối đa (MRL) cho thuốc trừ sâu Fenitrothion, trong đó:
* Điều chỉnh giảm mức dư lượng tối đa (MRLs) đối với một số sản phẩm, cụ thể như sau:
- Ngô (bao gồm bỏng ngô và ngô ngọt): quy định cũ là 0,2 ppm, mức quy định mới là 0,1 ppm;
- Hạt đậu hà lan: quy định cũ là 0,3 ppm, quy định mới là 0,2 ppm
- Khoai tây, khoai lang: quy định cũ là 0,05 ppm, quy định mới là 0,03 ppm
- Ngưu bàng: : quy định cũ là 0,03 ppm, quy định mới là 0,02 ppm
- Cà tím: quy định cũ là 0,5 ppm, quy định mới là 0,5 ppm;
- Hạt dẻ: quy định cũ là 0,03 ppm, quy định mới là 0,02 ppm
- Cải bó xôi: quy định cũ là 0,1 ppm, quy định mới là 0,05 ppm;
- Cam (bao gồm cam navel): quy định cũ là 10 ppm, quy định mới là 7 ppm;
- Bưởi: quy định cũ là 10 ppm, quy định mới là 3 ppm;
* Điều chỉnh tăng mức dư lượng tối đa (MRLs) đối với một số sản phẩm, cụ thể như sau:
- Củ cải đường: chưa có quy định, quy định mới là 0,04 ppm;
- Dâu tây: quy định cũ là 5 ppm, quy định mới là 6 ppm
- Nhóm gia vị: quy định cũ là 25 ppm, quy định mới là 10 ppm
- Mật ong: chưa có quy định, quy định mới là 0,05 ppm
* Một số MRL khác được giữ nguyên theo quy định cũ
2. Thông báo số G/SPS/N/JPN/1281 đề xuất giới hạn dư lượng tối đa (MRL) cho thuốc trừ sâu Quinofumelin
* Thiết lập mức dức dư lượng tối đa (MRL) mới trên một số sản phẩm, cụ thể như sau:
- Chi tiết xem tại đây;
Phạm Kim Lĩnh (VITIC) thực hiện
-
Yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với việc nhập khẩu hạt cà phê để sử dụng trong công nghiệp của Mexico
Trong thông báo G/SPS/N/MEX/439 ngày 21/03/2024 gửi trung tâm WTO, Mexico đưa ra dự thảo sửa đổi các yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với cà phê nhập khẩu từ một số quốc gia, trong đó có Việt Nam, để sử dụng trong công nghiệp -
Ngành sản xuất thiết bị đóng vai trò q nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. uan trọng trong quá trình công Đây là một trong những ngành mũi nhọn của Việt Nam trong bối cảnh nhu cầu về năng lượng và công nghệ ngày càng tăng cao. Năm 2008, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành sản xuất thiết bị điện giai đoạn 2006- 2015, tầm nhìn đến năm 2025.
-
Ngày 30/7/2024, EU chính thức ban hành quy định EU 2024/1987 về việc áp dụng mức giới hạn cho phép đối với Nickel trong nhiều loại thực phẩm tại thị trường. Quy định này bắt đầu có hiệu lực áp dụng từ tháng 7/2024.
-
Australia đã chính thức quyết định cho phép nhập khẩu chính ngạch quả chanh leo tươi của Việt Nam. Như vậy quả chanh leo tươi đã trở thành loại quả tươi thứ 5 mà Australia cho phép nhập khẩu từ Việt Nam sau các quả xoài, thanh long, quả nhãn, quả vải.