VITIC
Thị trường thế giới

Thị trường Timor Leste còn nhiều dư địa để doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh khai thác

26/07/2024 09:11

Việt Nam và Timor Leste mới thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 2002. Mặc dù là quan hệ mới nhưng hai quốc gia đã có những bước phát triển đáng kể. Hai nước duy trì trao đổi đoàn các cấp, đồng thời duy trì tiếp xúc cấp cao nhân dịp các Hội nghị của ASEAN.

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong năm 2023, kim ngạch thương mại song phương hai nước đạt 15,9 triệu USD; trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Timor Lester đạt 15,5 triệu USD; tính riêng 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước đạt 8,1 triệu USD, tăng 24,5% so với cùng kỳ năm 2023.


Gạo Việt Nam - Ảnh minh họa - Nguồn: Báo Điện tử Chính phủ 

Trao đổi thương mại Việt Nam – Timor Leste trong các năm qua chủ yếu là quan hệ một chiều, trong đó, xuất khẩu sang Timor Leste chủ yếu là mặt hàng gạo chiếm hơn 90%, còn lại là một số mặt hàng tiêu dùng và thực phẩm chế biến. Hàng năm, Timor Leste có nhu cầu nhập khẩu gạo để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên, khối lượng nhập khẩu mặt hàng này từ Việt Nam rất khiêm tốn, đặc biệt trong 3 năm từ 2021 – 2023, lượng nhập khẩu chỉ từ hơn 8.000 tấn đến hơn 15.000 tấn.
 
Thị trường Timor Leste được đánh giá là có rất nhiều tiềm năng đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam như gạo, thực phẩm chế biến, sữa và sản phẩm sữa, giày dép, đồ uống, sản phẩm gia dụng, máy móc thiết bị điện. Trong khi đó, các hoạt động kinh tế tại Việt Nam những năm tới sẽ cần nhiều hơn các mặt hàng đầu vào như nhiên liệu (xăng dầu), gỗ nguyên liệu, thủy sản nguyên liệu, khoáng sản, kim loại... đây cũng là những sản phẩm tiềm năng tại Timor Leste. Bởi vậy, hợp tác với Việt Nam, các mặt hàng của Timor Leste sẽ là đầu vào quan trọng cho sản xuất hàng hóa, giúp cả Timor Leste và Việt Nam tham gia sâu hơn vào các chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.

Tại buổi tiếp bà Maria Olandina Isabel Caeiro Alves, Đại sứ Timor Leste tại Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị hai bên cùng nghiên cứu thúc đẩy, xây dựng các cơ chế hợp tác song phương trong lĩnh vực kinh tế thương mại như Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế, thương mại hoặc Tiểu ban hỗn hợp thương mại để thúc đẩy gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương giữa hai nước.
 
Ngoài việc nhập khẩu gạo của Việt Nam, Bộ trưởng cũng đề nghị phía Timor Leste phối hợp giới thiệu đầu mối nhập khẩu và tăng cường nhập khẩu các mặt hàng như dệt may, giày dép, đồ uống, thực phẩm sữa và sản phẩm sữa, thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chế biến, nông sản, thủy sản…, tạo điều kiện kết nối giao thương cho doanh nghiệp hai nước.
 
Cùng đó, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị Timor Leste tạo thuận lợi cho  doanh nghiệp Việt Nam hợp tác đầu tư, kinh doanh tại thị trường này. Bên cạnh đó, hai nước còn nhiều tiềm năng trong hợp tác thăm dò, khai thác dầu khí; hợp tác khai thác chế biến tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản; khai thác quặng kim loại và kim loại màu, nhất là hợp tác sản xuất hàng xuất khẩu đi các nước có cơ chế đối xử ưu đãi.
 
Để hai nước có cơ sở triển khai các hoạt động hợp tác, đầu tư và giải quyết các vấn đề phát sinh phù hợp với luật pháp và trên tinh thần quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, Bộ trưởng đề nghị Timor Leste sớm phê chuẩn Hiệp định Thương mại song phương đã ký kết năm 2013 nhân chuyến thăm chính thức tới Việt Nam của Tổng thống Timor Leste để Hiệp định này được đưa vào thực thi, tạo cơ hội thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước tăng cường tìm hiểu lẫn nhau và đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng thế mạnh.


 

Khánh Huyền (VITIC) tổng hợp

Tin cũ hơn
  • Doanh nghiệp Việt Nam tham gia Hội chợ Trung Quốc – Nam Á
    Thực hiện kế hoạch xúc tiến thương mại năm 2024, Bộ Công Thương giao Cục Xúc tiến thương mại làm đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức đoàn gồm hơn 60 doanh nghiệp Việt Nam tham gia Hội chợ Trung Quốc - Nam Á (CSA Expo) tại Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
  • Nỗ lực quảng bá sản phẩm xuất khẩu Việt Nam tại Croatia
    Đầu tháng 7/2024, trong khuôn khổ “Ngày Văn hóa Việt Nam tại Croatia”, Thương vụ Hungary đã phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hungary tổ chức buổi trưng bày, quảng bá, giới thiệu hàng xuất khẩu Việt Nam tại thủ đô Zagreb.
  • Diễn biến phân hóa trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới
    Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), đóng cửa ngày 17/7, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới phân hóa rõ nét. Nhiều mặt hàng nhóm nông sản và năng lượng giá tăng tích cực trong khi nhóm kim loại, nguyên liệu công nghiệp lại suy yếu. Lực bán chiếm ưu thế kéo chỉ số MXV-Index rơi tiếp 0,23% xuống 2.211 điểm, nối dài chuỗi giảm sang ngày thứ tư.
  • Tích cực triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại ngành da giày với thị trường Italy
    Trong thời gian từ ngày 10 - 12/7, Thương vụ Italy tại Việt Nam phối hợp với Hiệp hội quốc gia các nhà sản xuất thiết bị và công nghệ cho ngành da giày Italy (Assomac), Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso Việt Nam), cùng một số đơn vị khác tổ chức chuỗi chương trình xúc tiến thương mại và kết nối giao thương ngành da và giày tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 3.999.461