VITIC
THỊ TRƯỜNG - NGÀNH HÀNG

Thị phần trái xoài Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ tăng

13/11/2020 09:45

Thị phần trái xoài Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ tăng. Nhu cầu nhập khẩu xoài lớn tại Hoa Kỳ là cơ hội để quả xoài các loại của Việt Nam mở rộng thị phần tại thị trường này, trong đó đáng chú ý là chủng loại xoài tươi.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cho biết, nhập khẩu quả xoài các loại của Hoa Kỳ trong 8 tháng đầu năm 2020 đạt 497,3 nghìn tấn, trị giá 567 triệu USD, tăng 14,7% về lượng và tăng 15% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Giá nhập khẩu bình quân xoài các loại của Hoa Kỳ trong 8 tháng đầu năm 2020 đạt 1.140,1 USD/tấn, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm 2019.

Trong 8 tháng đầu năm 2020, Hoa Kỳ tăng mạnh nhập khẩu xoài tươi, khô và đông lạnh từ thị trường Peru, Haiti, Ecuado, Philippines, Nicaragua và Việt Nam. Việt Nam là thị trường cung cấp quả xoài lớn thứ 12 cho Hoa Kỳ trong 8 tháng đầu năm 2020, đạt 1,35 nghìn tấn, trị giá 2,8 triệu USD, tăng 87,4% về lượng và tăng 99,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Giá xoài nhập khẩu từ Việt Nam trung bình ở mức 2.064,8 USD/ tấn, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2019.


Thị phần trái xoài Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ tăng

Hoa Kỳ chủ yếu nhập khẩu xoài đông lạnh và tươi từ Việt Nam. Trong đó, nhập khẩu xoài đông lạnh của Hoa Kỳ từ Việt Nam 8 tháng đầu năm 2020 đạt 811 tấn, trị giá 1,36 triệu USD, tăng 40,6% về lượng và tăng 37,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Nhập khẩu quả xoài tươi đạt 539 tấn, trị giá 1,4 triệu USD, tăng 273,9% về lượng và tăng 249,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Nhu cầu nhập khẩu xoài lớn tại Hoa Kỳ là cơ hội để quả xoài các loại của Việt Nam mở rộng thị phần tại thị trường này, trong đó đáng chú ý là xoài tươi. Để chủng loại quả xoài các loại tăng thị phần tại Hoa Kỳ, doanh nghiệp Việt Nam cần đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe như: Vườn trồng, cơ sở xử lý và đóng gói phải được Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam) và Cục Kiểm dịch động thực vật (APHIS) thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cấp mã số để quản lý, truy xuất nguồn gốc, kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch...

Cũng theo Cục Xuất nhập khẩu, trong tháng 9/2020, hầu hết các mặt hàng rau quả xuất khẩu đều giảm so với cùng kỳ năm 2019, trừ sản phẩm rau quả chế biến. Sản phẩm chế biến trong cơ cấu hàng rau quả là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ 2, đây cũng là một trong những mặt hàng không chịu tác động của dịch Covid-19, trị giá xuất khẩu mặt hàng này tăng liên tục trong những tháng qua.

Cụ thể, trong tháng 9/2020 trị giá xuất khẩu mặt hàng này đạt 59,9 triệu USD, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm 2019. Mặt hàng này xuất khẩu chủ yếu tới một số thị trường như: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hà Lan…

Xuất khẩu sản phẩm chế biến dự báo tiếp tục tăng trong những tháng tới. Do diễn biến của dịch Covid-19 phức tạp, nhiều thị trường đã tái áp đặt các biện pháp hạn chế do dịch bùng phát trở lại, điều này sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm chế biến tăng. Dự báo xuất khẩu sản phẩm chế biến của Việt Nam trong năm 2020 sẽ tăng từ 14% đến 17% so với năm 2019.
 

Nguồn: Báo Công thương
Link nguồn

Tin cũ hơn
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 4.045.953