Theo Ngân hàng Thế giới, kinh tế Việt Nam có thể sẽ khởi sắc trở lại khi dịch bệnh trong cộng đồng được kiểm soát vững chắc
Theo Ngân hàng Thế giới, kinh tế Việt Nam có thể sẽ khởi sắc trở lại khi dịch bệnh trong cộng đồng được kiểm soát vững chắc. Trong khi đó, theo đánh giá của Tạp chí kinh tế nổi tiếng The Economist, Việt Nam thuộc nhóm nền kinh tế an toàn sau đại dịch COVID-19 nhờ các chỉ số tài chính ổn định.
Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 5/2020 của Việt Nam đạt 42,7 điểm, tăng 10 điểm so với mức thấp kỷ lục 9 năm của tháng 4/2020. PMI tăng do dịch Covid-19 đã được kiểm soát tại Việt Nam, nhà đầu tư lạc quan về triển vọng sản lượng ngành sản xuất sẽ tích cực vào năm tới. Từ đầu năm đến nay, PMI có tháng đầu tiên ghi nhận tăng.
Doanh thu bán lẻ hàng hóa trong tháng 5/2020 tăng 26,9% so với tháng trước đó, do các siêu thị, trung tâm thương mại bảo đảm cung ứng đầy đủ hàng hóa thiết yếu, không có biến động về giá, đồng thời người dân có xu hướng thay đổi hành vi tiêu dùng theo hình thức mua sắm trực tuyến.
Về xuất nhập khẩu,đúng như cảnh báo trong báo cáo kỳ trước, nhập siêu đã xuất hiện trở lại trong tháng 5/2020, chủ yếu do nhu cầu nhập khẩu tư liệu phục vụ sản xuất. Nhóm hàng tư liệu sản xuất ước tính đạt 90,98 tỷ USD, giảm 3,4% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 93,3% tổng kim ngạch nhập khẩu.
Trong 5 tháng năm 2020, có 17 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 82% tổng kim ngạch xuất khẩu. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất (chiếm khoảng 25% tổng KNXK). Về nhập khẩu, có 19 mặt hàng đạt kim ngạch nhập khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 78,7% tổng kim ngạch nhập khẩu. Trung Quốc là nhà cung cấp hàng hóa lớn cho Việt Nam (về kim ngạch) trong 5 tháng đầu năm 2020.
Tiến độ xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang thị trường EU đã khởi sắc, kim ngạch xuất khẩu trong tuần từ 26/5-4/6/2020 đã chiếm 6,5% tổng trị giá xuất khẩu dệt may của cả nước, tăng khá so với tỷ trọng 4 - 5% trong các tuần trước.
Chi tiết báo cáo Quý độc giả xem tại đây;
Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại
-
Tình hình dịch bệnh đã bớt căng thẳng tại khu vực châu Âu, châu Á tuy nhiên dịch đang bùng phát mạnh tại các nước Mỹ Latinh. Tổng số ca nhiễm mới trong ngày trên toàn thế giới vẫn trên 100.000 người/ngày trong những ngày cuối tháng 5, đầu tháng 6/2020.
-
Trái ngược với xu hướng giảm của nhiều các mặt hàng thuộc nhóm nông sản, xuất khẩu mặt hàng gạo đã tăng mạnh sau khi Chính phủ cho xuất khẩu gạo bình thường trở lại từ ngày 1/5.
-
Hiện nay, hầu hết các địa phương ở tỉnh Quảng Nam đã công bố hết dịch tả lợn châu Phi và đang khuyến khích nông dân tái đàn, tăng đàn lợn.
-
Ngày 2/6, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm kiểm tra đôn đốc và hướng dẫn thực hiện nghiêm túc, khẩn trương Nghị quyết số 42 của Chính phủ và Quyết định số 15 của Thủ tướng Chính phủ về các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.