Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu lâm sản, thủy sản
Đây là chỉ đạo của Thủ tướng sau khi chủ trì hội nghị với Hiệp hội Gỗ và lâm sản, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào ngày 13/4 vừa qua.
Ảnh minh hoạ
Về mục tiêu, quan điểm, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu quyết liệt tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là về thị trường, thể chế, thuế, vốn tín dụng cho sản xuất, chế biến và xuất khẩu lâm sản, thủy sản để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho hàng triệu lao động trong 2 lĩnh vực này. Phát triển sản xuất lâm sản, thủy sản hiệu quả, bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, năng lực cạnh tranh, gắn với đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản sau thu hoạch và phát triển thị trường trong nước, ngoài nước.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh nhiều nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới, trong đó, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đàm phán, mở rộng, đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng; tiết kiệm chi phí sản xuất để tăng sức cạnh tranh; cắt giảm mạnh các thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, tránh gây sách nhiễu, phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.
Thủ tướng yêu cầu tiếp tục hoàn thiện thể chế; tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong thực hiện các chính sách liên quan đến hoàn thuế VAT; tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc thực thi pháp luật, đảm bảo thực hiện tốt việc truy xuất nguồn gốc thủy sản, lâm sản; triển khai các biện pháp chống gian lận xuất xứ hàng hóa trong chế biến, tiêu thụ thủy sản, lâm sản, đồng thời, đẩy mạnh tiêu dùng trong nước.
Thủ tướng cũng giao nhiều nhiệm vụ, giải pháp rất cụ thể cho từng bộ, ngành, địa phương và Hiệp hội liên quan, đi cùng với thời hạn hoàn thành. Trong đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì, phối hợp các cơ quan, địa phương triển khai quyết liệt, hiệu quả các giải pháp khắc phục "thẻ vàng" IUU của Ủy ban châu Âu; tìm kiếm, xúc tiến thị trường mới cho nông sản Việt Nam.
Bộ Tài chính khẩn trương trình cấp có thẩm quyền xem xét, thực hiện các giải pháp về miễn, giảm, giãn, hoãn, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất, thuê mặt nước, tiền sử dụng đất áp dụng cho năm 2023. UBND các tỉnh, thành phố định kỳ (hoặc đột xuất) tổ chức đối thoại với doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ ngay các khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền.
Nguồn: VTV.vn
- Tham khảo thêm ngành hàng Thuỷ sản tại đây
- Tham khảo thêm ngành hàng Rau quả tại đây
- Tham khảo thêm thị trường thịt gà tại đây
-
Đến ngày 5/5/2023, Văn phòng SPS Việt Nam chưa nhận được thông báo về Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, thực phẩm của Hải quan Trung Quốc
-
Xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang 2 quốc gia Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng nhập khẩu của 2 quốc gia này, lần lượt là 2,7% và 3,3%, trong khi đây là hai đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam.
-
Ngày 07 tháng 4 năm 2023, Cục Phòng vệ thương mại (Cơ quan điều tra) tiếp nhận Hồ sơ của công ty là đại diện cho ngành sản xuất trong nước (Bên yêu cầu), yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm cáp thép dự ứng lực có xuất xứ từ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Vương quốc Thái Lan, và Ma-lai-xi-a.
-
Giá trị xuất khẩu gạo tháng 4 tăng hơn 54% so với cùng kỳ năm 2022. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong các nhóm sản phẩm nông sản chủ lực.