Thái Lan khởi xướng điều tra chống bán phá giá với thép không gỉ cán nguội Việt Nam
Thông tin từ Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, ngày 03/10/2024, Cục đã nhận được thông tin về việc Cục Ngoại Thương Thái Lan (Cơ quan điều tra) đăng công báo về việc khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng thép không gỉ cán nguội có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam.
Theo đó, nguyên đơn là công ty TNHH Posco-Thainox Public. Sản phẩm thép bị điều tra được phân loại theo mã HS: 7219.32.00.020; 7219.32.00.030; 7219.32.00.040; 7219.32.00.080; 7219.32.00.090; 7219.33.00.020; 7219.33.00.030; 7219.33.00.040; 7219.33.00.080; 7219.33.00.090; 7219.34.00.020; 7219.34.00.030; 7219.34.00.040; 7219.34.00.080; 7219.34.00.090; 7219.35.00.020; 7219.35.00.030; 7219.35.00.040; 7219.35.00.080; 7219.35.00.090; 7219.90.00.000; 7220.20.10.020; 7220.20.10.030; 7220.20.10.040; 7220.20.10.080; 7220.20.10.090; 7220.20.90.020; 7220.20.90.030; 7220.20.90.040; 7220.20.90.080; 7220.20.90.090; 7220.90.10.000; 7220.90.90.000.
Ảnh minh họa
Thời kỳ điều tra: 01/7/2023 - 30/6/2024 và Thời kì tiền khởi xướng: 01/7/2022 - 30/ 6/2023.
Cục Phòng vệ thương mại cho biết, các doanh nghiệp không được Cơ quan điều tra gửi bản câu hỏi có thể gửi văn bản tới Cục Ngoại thương Thái Lan đăng ký tham gia vụ việc và đề nghị cơ quan này gửi bản câu hỏi điều tra trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông báo khởi xướng đăng trên Công báo Hoàng gia Thái Lan (tức là từ ngày 26 tháng 9 năm 2024).
Các bên liên quan có cơ hội gửi ý kiến bình luận bằng văn bản hoặc thông báo ý định gửi văn bản bình luận. Các bên liên quan cũng có thể yêu cầu gặp trực tiếp để trình bày ý kiến về điều tra bán phá giá và thiệt hại bằng cách gửi văn bản đề nghị tới Cục Ngoại thương Thái Lan trong vòng 30 ngày kể từ ngày 26 tháng 9 năm 2024.
Trước đó, vào tháng 5/2024, mặt hàng thép không gỉ cán nguội có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam cũng đã bị Uỷ ban Thương mại Hàn Quốc đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá.
Theo số liệu của Bộ Công Thương, tính đến hết năm 2011, số lượng vụ việc nước ngoài điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam chỉ dừng ở con số 54 vụ việc. Nhưng, kể từ đó đến nay, số lượng các vụ việc phòng vệ thương mại đã tăng thêm 207 vụ việc. Trong tổng số 261 vụ việc mà Việt Nam phải đối mặt tới nay, có 142 vụ việc điều tra chống bán phá giá, 38 vụ việc điều tra chống lẩn tránh, 28 vụ việc điều tra chống trợ cấp và 53 vụ việc điều tra tự vệ.
Để kịp thời ứng phó vụ việc, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) và các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu liên quan đăng ký tham gia và đề nghị Cơ quan điều tra cung cấp bản câu hỏi và các tài liệu liên quan. Nghiên cứu kỹ thông báo khởi xướng, hồ sơ yêu cầu và các tài liệu liên quan, đề nghị Cơ quan điều tra làm rõ, giải thích các nội dung nghi vấn.
Đồng thời, hợp tác đầy đủ và toàn diện với cơ quan điều tra (gồm trả lời bản câu hỏi điều tra, gửi ý kiến bình luận…) trong toàn bộ quá trình vụ việc để tránh bị kết luận không hợp tác hoặc hợp tác không đầy đủ (thường dẫn tới mức thuế cao). Đảm bao tuân thủ các hướng dẫn, thể thức và thời hạn quy định. Ngoài ra, giữ liên lạc, phối hợp với Cục Phòng vệ thương mại để nhận được sự hỗ trợ kịp thời.
Quang Chiến (VITIC) tổng hợp
-
Trong quý II/2024, kinh tế Úc tăng trưởng 0,2%, là quý giảm tốc thứ 6 liên tục, và dự tính giữ nguyên mức này trong quý 3/2024. Tốc độ tăng trưởng chậm phần lớn là do chi tiêu của chính phủ tiếp tục tăng (1,4% so với 1,2% trong quý 1/2024) sau khi các phúc lợi xã hội được mở rộng. Trong khi đó, chi tiêu hộ gia đình, chiếm một nửa GDP, giảm 0,2% so với mức 0,6% của quý trước đó
-
Số liệu kinh tế vĩ mô của Canada được công bố mới nhất cho thấy, nền kinh tế Canada tiếp tục tăng trưởng chậm cho dù doanh số bán lẻ đã có tín hiệu hồi phục tích cực hơn.
-
Cục Quản lý thị trường Nhà nước (Cục Quản lý Tiêu chuẩn hóa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa) đã ban hành tiêu chuẩn quốc gia bắt buộc GB 18584-2024 về "Giới hạn các chất có hại trong đồ nội thất", các doanh nghiệp cần chú ý cập nhật để duy trì hoạt động xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường này.
-
Malaysia có nền kinh tế ổn định và mạnh mẽ nhờ các nền tảng kinh tế vĩ mô vững chắc. Nền kinh tế của quốc gia Đông Nam Á này đang ở giai đoạn tăng trưởng bất chấp khả năng tác động từ một số thách thức toàn cầu như căng thẳng địa chính trị và lãi suất gia tăng ở các nước phát triển.