Thái Lan áp thuế chống bán phá giá lên thép Việt tối đa 51,6%
Ủy ban về phá giá và trợ cấp Thái Lan đã quyết định áp thuế chống bán phá giá từ 6,97%-51,61% (giá CIF) đối với một số sản phẩm ống, ống dẫn bằng sắt hoặc thép có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam (bao gồm 169 mã HS).
Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, Cục nhận được thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan thông báo về việc Thái Lan ban hành kết luận cuối cùng của cuộc điều tra điều tra chống bán phá giá (CBPG) đối một số sản phẩm ống, ống dẫn bằng sắt hoặc thép có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam (bao gồm 169 mã HS).
Theo thông báo trên, Ủy ban về phá giá và trợ cấp Thái Lan đã quyết định áp thuế chống bán phá giá từ 6,97%-51,61% (giá CIF) đối với các sản phẩm thép nhập khẩu bị điều tra nhằm ngăn chặn đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất nội địa. Tuy nhiên, thuế chống bán phá giá sẽ được miễn áp dụng đối với nhập khẩu hàng hóa liên quan nhằm sản xuất để xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu với mục đích sử dụng đặc biệt hoặc hàng hóa được xếp vào loại đặc biệt.
Chi tiết bản tin Quý độc giả xem tại đây;
Phòng TTXTTM & ĐT
-
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê trong tháng 01/2020 giảm 28% về lượng và giảm 29,9% về trị giá so với tháng 01/2019.
-
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định số 283/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Kế hoạch cơ cấu lại ngành dịch vụ đến năm 2020, định hướng đến năm 2025".
-
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu xăng dầu các loại của cả nước trong tháng 1/2020 đạt 263.021 tấn, thu về 169,36 triệu USD, giá trung bình 643,9 USD/tấn, giảm 10,4% về lượng, giảm 3,8% về kim ngạch nhưng tăng 7,46% về giá so với tháng 12/2019; so với cùng tháng năm 2019 thì tăng 11,7% về lượng, tăng 30,2% về kim ngạch và tăng 16,6% về giá.
-
Sau giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ, ngành thép đã có dấu hiệu chững lại. Theo đánh giá của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), vấn đề lớn nhất của ngành thép là mức tăng trưởng khá yếu của ngành xây dựng, không đủ để thúc đẩy tăng trưởng nhu cầu vật liệu xây dựng. VDSC chỉ ra rằng hầu hết các nhà sản xuất thép sẽ phục hồi chậm và tiếp tục chịu gánh nặng từ chi phí lãi vay. Việc tích lũy tài sản cố định trong những năm gần đây đã khiến nợ dài hạn của các công ty thép tăng đáng kể.