Thách thức lớn nhất của kinh tế toàn cầu là tăng trưởng đang chậm lại
Theo đánh giá của IMF và WB, hiện thách thức lớn nhất của kinh tế toàn cầu là tăng trưởng đang chậm lại, đầu tư suy giảm, hoạt động sản xuất chững lại và thương mại suy yếu. Tốc độ tăng trưởng thương mại trong 2 năm gần đây đã thấp hơn tăng trưởng kinh tế toàn cầu, với tổng mức trao đổi hàng hóa trong năm 2019 được dự báo chỉ tăng 1,9%, cho thấy thương mại không còn là động lực của tăng trưởng của kinh tế toàn cầu. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến xu hướng này. Trong đó, bên cạnh các nguy cơ bất ổn địa chính trị như Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit) hay những rủi ro liên quan đến tình hình Trung Đông, có thể nói xung đột thương mại gay gắt giữa các nền kinh tế chủ chốt là nguyên nhân trực tiếp, quan trọng nhất ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế thế giới. IMF và WB cùng chung nhận định, kinh tế thế giới có thể phục hồi và đạt tốc độ tăng trưởng trên diện rộng vào năm 2020 nhờ vào triển vọng kinh tế tích cực ở một loạt các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đó, cần một loạt nỗ lực, chính sách quyết liệt của chính quyền các nước để “hạ nhiệt” xung đột thương mại, phục hồi hợp tác đa phương, hỗ trợ kịp thời hoạt động kinh tế và xử lý những điểm nghẽn tài chính đe dọa tăng trưởng trung hạn.
Chi tiết bản tin Quý độc giả xem tại đây;
Phòng TTXNK
-
Những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và hội nhập kinh tế quốc tế đã thực sự tác động, tạo thuận lợi cho sản xuất và hoạt động của doanh nghiệp ngành gỗ Việt Nam trong năm 2019
-
Dự báo lượng nhập khẩu TACN&NL về Việt Nam trong năm 2019 tăng khá do nhu cầu tiêu thụ trong nước trong những tháng cuối năm và quý I/2020 tăng. Hiện dịch tả lợn châu Phi đã được kiểm soát, người dân, doanh nghiệp đang tái đàn để phục vụ thịt trong những quý tới.
-
Nhập khẩu hóa chất tháng 10/2019 ước đạt 420 triệu USD, tăng 3,2% so với tháng trước. Tổng 10 tháng đầu năm 2019, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này ước đạt 4,26 tỷ USD, tăng 0,4% so với cùng kỳ năm 2018.
-
Dự báo trong ngắn hạn, tỷ giá USD/VND nhìn chung khá ổn định do nguồn cung dồi dào. Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam sẽ nhận khoảng 16,7 tỷ USD kiều hối trong năm 2019, là nước nhận kiều hối nhiều thứ 9 thế giới. Theo ước tính, thặng dư thương mại của Việt Nam trong 10 tháng năm 2019 đạt 7,053 tỷ USD.