Tăng trưởng xuất khẩu sang các thị trường ký kết Hiệp định thương mại với Việt Nam
11/11/2019 10:25
Tính đến nay, Việt Nam có 12 Hiệp định thương mại tự do (FTA) đang có hiệu lực, 01 FTA đã ký, và 03 FTA đang trong quá trình đàm phán. Với số lượng này, Việt Nam nằm trong nhóm các nền kinh tế có nhiều FTA nhất trong khu vực và trên thế giới.
Về cơ bản, việc Bộ Công Thương nói riêng và chính phủ Việt Nam nói chung ký các FTA đã mang lại rất nhiều lợi ích cho quốc gia như: thu hút đầu tư, mở rộng thị trường, tiếp cận công nghệ mới; lợi ích cho người dân là được tiếp cận sản phẩm rẻ hơn và được thụ hưởng nhiều hơn các dịch vụ và tiện ích. Về bản chất, ký kết các FTA còn có mục đích là gỡ bỏ rào cản thuế quan, tạo điều kiện tự do giao lưu trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam và các quốc gia thành viên.
Tổng hợp các FTA của Việt Nam tính đến nay
Về cơ bản, việc Bộ Công Thương nói riêng và chính phủ Việt Nam nói chung ký các FTA đã mang lại rất nhiều lợi ích cho quốc gia như: thu hút đầu tư, mở rộng thị trường, tiếp cận công nghệ mới; lợi ích cho người dân là được tiếp cận sản phẩm rẻ hơn và được thụ hưởng nhiều hơn các dịch vụ và tiện ích. Về bản chất, ký kết các FTA còn có mục đích là gỡ bỏ rào cản thuế quan, tạo điều kiện tự do giao lưu trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam và các quốc gia thành viên.
Tổng hợp các FTA của Việt Nam tính đến nay
STT | FTA | Hiện trạng | Đối tác |
FTAs đã có hiệu lực | |||
1 | AFTA | Có hiệu lực từ 1993 | ASEAN |
2 | ACFTA | Có hiệu lực từ 2003 | ASEAN, Trung Quốc |
3 | AKFTA | Có hiệu lực từ 2007 | ASEAN, Hàn Quốc |
4 | AJCEP | Có hiệu lực từ 2008 | ASEAN, Nhật Bản |
5 | VJEPA | Có hiệu lực từ 2009 | Việt Nam, Nhật Bản |
6 | AIFTA | Có hiệu lực từ 2010 | ASEAN, Ấn Độ |
7 | AANZFTA | Có hiệu lực từ 2010 | ASEAN, Úc, New Zealand |
8 | VCFTA | Có hiệu lực từ 2014 | Việt Nam, Chi Lê |
9 | VKFTA | Có hiệu lực từ 2015 | Việt Nam, Hàn Quốc |
10 | VN – EAEU FTA | Có hiệu lực từ 2016 | Việt Nam, Nga, Belarus, Amenia, Kazakhstan, Kyrgyzstan |
11 | CPTPP (Tiền thân là TPP) |
Có hiệu lực từ 30/12/2018, có hiệu lực tại Việt Nam từ 14/1/2019 | Việt Nam, Canada, Mexico, Peru, Chi Lê, New Zealand, Úc, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia |
12 | AHKFTA | Có hiệu lực tại Hồng Kông (Trung Quốc), Lào, Myanmar, Thái Lan, Singapore và Việt Nam từ 11/6/2019 | ASEAN, Hồng Kông (Trung Quốc) |
FTA đã ký nhưng chưa có hiệu lực | |||
13 | EVFTA | Ký kết vào 30/6/2019 | Việt Nam, EU (28 thành viên) |
FTA đang đàm phán | |||
14 | RCEP | Khởi động đàm phán tháng 3/2013 | ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc, New Zealand |
15 | Việt Nam – EFTA FTA | Khởi động đàm phán tháng 5/2012 | Việt Nam, EFTA (Thụy Sĩ, Na uy, Iceland, Liechtenstein) |
16 | Việt Nam–Israel FTA | Khởi động đàm phán tháng 12/2015 | Việt Nam, Israel |
Nguồn: Trung tâm WTO và Hội nhập (cập nhật đến tháng 10/2019)
Thống kê từ số liệu hải quan cho thấy, trong giai đoạn từ năm 2014 đến hết tháng 9/2019, trị giá xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam sang các thị trường trên thế giới luôn tăng trưởng đều hàng năm. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2015 tăng 8% so với năm 2014; năm 2016 tăng 9% so với năm 2015; năm 2017 tăng 21,2% so với năm 2016; năm 2018 tăng 13,8% so với năm 2017; và 9 tháng đầu năm 2019 tăng 8,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan
Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã tận dụng được nhiều ưu đãi từ các cam kết trong các hiệp định, nên trị giá xuất khẩu tăng trưởng mạnh mẽ. Như mặt hàng dệt may, kim ngạch xuất khẩu hàng năm tăng trưởng trung bình khoảng 17%.
Xuất khẩu hàng dệt may sang các thị trường có FTA với Việt Nam
Xuất khẩu hàng dệt may sang các thị trường có FTA với Việt Nam
(ĐVT: triệu USD)

Nguồn: Cục Xuất Nhập khẩu – Bộ Công Thương
Có thể thấy, việc đàm phán và thực thi các Hiệp định thương mại đã thể hiện được quyết tâm của Chính phủ Việt Nam nói chung và Bộ Công thương nói riêng trong việc thúc đẩy sự hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, tạo thuận lợi thương mại cho các doanh nghiệp mở rộng và phát triển bền vững.
VITIC/Phòng Truyền thông
Tin cũ hơn
-
Xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường ký kết Hiệp định thương mại với Việt Nam tăng trưởng hàng năm
Trong giai đoạn từ năm 2014 đến hết tháng 9/2019, trị giá xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam sang các thị trường trên thế giới luôn tăng trưởng đều hàng năm. Về cơ bản, việc Bộ Công Thương nói riêng và chính phủ Việt Nam nói chung ký các FTA -
Trong tháng 9/2019, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa tới thị trường Hàn Quốc đạt 17,8 triệu USD, tăng 20,6% so với cùng kỳ năm 2018 và tăng 13,9% so với tháng 8/2019. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa sang Hàn Quốc đạt 149,2 triệu USD trong 9 tháng đầu năm 2019, chiếm 5,9% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này, tăng 32,2% so với cùng kỳ năm 2018.
-
Theo nhận định của các chuyên gia, giá thép xây dựng sẽ không giảm mà còn có khả năng quay đầu tăng do đã gần thời điểm cuối năm và cận Tết.
-
Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản những tháng cuối năm 2019 sẽ đối mặt với thách thức không nhỏ do kinh tế toàn cầu đang trong xu hướng giảm tốc và hiệu ứng từ việc tăng thuế tiêu dùng của Chính phủ Nhật Bản.